Phương pháp học Luật hiệu quả dành cho sinh viên Luật

1. Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp…

2. Song song với việc nắm được khái niệm cơ bản thì nên tóm tắt lại nội dung của toàn bộ môn học để biết được chương trình môn đó gồm những bài nào? Việc nắm bắt được số lượng bài và số mục trong bài rất quan trọng. Khi khi nắm được số lượng bài và số mục trong bài, chúng ta sẽ nhớ được môn học đó gồm những nội dung gì, khi cần tìm thì tìm ở đâu và đương nhiên nhớ tên bài và tên mục trong bài trước sẽ dễ hơn là học ngay từng bài một.

Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:

+ Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;

+ Bộ máy nhà nước.

Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….

Để nhớ được những nội dung môn học, chúng ta có thể vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.

3. Khi học từng môn Luật,cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Ví dụ, đối với Luật Hiến pháp, không thể quên được hai vấn đề là: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước.

Khi đã nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ, đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan… để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?

Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ, khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.

(Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn/)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *