NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Bộ luật lao động 2019 ra đời thay thế Bộ luật lao động 2012 và có nhiều điểm mới cơ bản đáng chú ý như sau:

1. Về hợp đồng lao động:

– Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

– Không còn loại Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định theo Điều 20 (Bộ luật lao động 2019).

– Thêm 03 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo Khoản 1 Điều 30 (Bộ luật lao động 2019).

– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 35 (Bộ luật lao động 2019).

– Về nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động, Bộ luật lao động 2022 chỉ yêu cầu phải có “Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp” . Tuy nhiên, đến Bộ luật lao động 2019 bổ sung thêm yêu cầu phải có “Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động“.

Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe.

– Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019.

2. Về lương, thưởng:

–  Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác.

– NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương.

– Quy định mới, cụ thể hơn về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương cho người lao động tại Khoản 4 Điều 97 (Bộ luật lao động 2019): “Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

– NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng theo Khoản 2 Điều 96 (Bộ luật lao động 2019).

– Quy định cụ thể Tiền lương ngừng việc khi người lao động phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.

– Người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc Khánh 2/9 (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) và hưởng nguyên lương.

– Người lao động có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn.

– Bổ sung thêm quy định Người lao động nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương tại Điều 115 (Bộ luật lao động 2019).

3. Về thử việc:

– Có thể thoả thuận và ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.

– Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng theo Khoản 3 Điều 24 (Bộ luật lao động 2019).

– Thời gian thử việc có thể kéo dài tới 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp.

4. Về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:

– Quy định chi tiết về việc NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc.

– Không còn quy định cố định thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng (trong khi Bộ luật lao động 2022 là không quá 30 giờ/tháng).

– Thêm nhiều trường hợp NSDLĐ được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm theo Khoản 3 Điều 107 (Bộ luật lao động 2019).

– Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt nếu công việc đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.

– Người lao động cao tuổi được thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc (hiện hành do NSDLĐ quyết định).

– Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (trong khi Bộ luật lao động 2012 thì lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương).

– NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của người lao động (trong khi Bộ luật lao động 2012 không quy định đây là trách nhiệm của NSDLĐ).

– Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ tại Điều 169 (Bộ luật lao động 2019)

5. Về kỷ luật lao động:

– Thay đổi trong khái niệm tại Bộ luật lao động 2019: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.” Theo đó, kỷ luật lao động không chỉ do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động như Bộ luật lao động 2012 quy định mà con do pháp luật quy định.

– NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động (Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định “NSDLĐ sử dụng từ 10 người lao động (NLĐ) trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản).

– Một số quy định mới về những nội dung chủ yếu trong nội quy lao động.

– Khi xử lý kỷ luật với người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật (Bộ luật lao động 2012 quy định trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật).

– Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày sẽ được kéo dài thời hiệu (Bộ luật lao động 2012 quy định phải xử lý ngay, không được kéo dài).

– Thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải người lao động là trường hợp “NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *