Học Luật ra trường làm được những công việc gì?

Nhiều người lầm tưởng học ngành luật chỉ làm luật sư. Tuy nhiên, tốt nghiệp ngành luật có vô vàn công việc mà bạn có thể ứng tuyển, tiêu biểu là những công việc sau đây:

1. Làm việc tại các văn phòng luật sư, công ty luật và trở thành một luật sư

Nếu bạn định hướng học luật để trở thành luật sư, thì hướng đi tốt nhất là sau khi tốt nghiệp cử nhân luật (hoặc nếu có điều kiện thì có thể bắt đầu thực hiện từ lúc đang còn là sinh viên) bạn có thể xin vào làm tại các văn phòng luật sư, công ty luật để trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng nghề luật sư.

Song song với đó, bạn có thể đăng ký học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học Viện Tư Pháp (cơ sở Hà Nội, TPHCM, chi nhánh tại các tỉnh) để lấy chứng chỉ đào tạo nghề luật sư và thực hiện các bước tiếp theo để trở thành một luật sư trong tương lai.

2. Làm việc tại văn phòng công chứng và trở thành công chứng viên

Nếu bạn định hướng học luật để trở thành công chứng viên, thì hướng đi tốt nhất là sau khi tốt nghiệp cử nhân luật bạn nên xin vào làm tại các văn phòng công chứng để trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng nghề công chứng viên.

Song song với đó, bạn có thể đăng ký học lớp đào tạo nghiệp vụ công chứng tại Học Viện Tư Pháp (cơ sở Hà Nội, TPHCM, chi nhánh tại các tỉnh) để lấy chứng chỉ đào tạo nghề công chứng.

3. Trở thành Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán

Nếu bạn định hướng học luật để trở thành Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán, thì bạn cần có bằng tốt nghiệp cử nhân luật và bạn phải đăng ký và vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

4. Trở thành Kiểm tra viên, Kiểm sát viên

Nếu bạn định hướng học luật để trở thành Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, thì bạn cần có bằng tốt nghiệp cử nhân luật và bạn phải đăng ký và vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Viện kiểm sát.

5. Trở thành giảng viên luật

Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này, hoặc một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành.

Làm giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…

6. Trở thành Pháp chế trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế.

Do đó, sau khi tốt nghiệp Cử nhân luật bạn có thể ứng tuyển vào làm pháp chế cho các doanh nghiệp, ngân hàng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *