So sánh ngành Luật Kinh tế và ngành Luật học? Nên học ngành nào?

Ngành Luật học và ngành Luật Kinh tế là hai chuyên ngành phổ biến hiện nay tại các trường có đào tạo ngành luật ở nước ta.

Cơ bản, khi theo học ngành Luật Kinh tế hay ngành Luật học thì sinh viên đều sẽ được tiếp cận với luật, nhưng mức độ tiếp cận sẽ khác nhau.

Có thể thấy, chuyên ngành Luật Kinh tế và chuyên ngành Luật học sẽ có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Sự khác nhau trong chương trình đào tạo của ngành Luật và ngành Luật kinh tế:

– Ngành Luật học cung cấp kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực luật như ngành luật kinh tế, ngành luật còn cung cấp kiến thức luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học…

Ngoài ra, ngành luật còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực luật, cũng như các vấn đề liên quan đến từng nội dung luật cụ thể, chẳng hạn bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…

– Luật kinh tế lại là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chỉ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Ngành Luật Kinh tế cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về luật, nhưng tập trung ở một số lĩnh vực như hình sự, dân sự, hiến pháp, tố tụng hình sự. Nội dung chương trình đào tạo tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến kinh tế như luật thương mại quốc tế, công ước quốc tế, luật ngân hàng, luật thuế, luật tài chính, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô.

Sự khác nhau trong vị trí công việc của ngành Luật và ngành Luật kinh tế:

– Tốt nghiệp ngành Luật học, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm như: 

+ Chuyên viên tư vấn luật pháp tại các công ty, doanh nghiệp.

+ Kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp, khi bạn có bề dày kinh nghiệm và bổ túc thêm kiến thức chuyên sâu có thể trở thành thẩm phán, luật sư.

– Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:

+ Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.

+ Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.

+ Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

+ Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.

+ Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *