Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước đúng hay sai?

Nhận định sau đây đúng hay sai:

“Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.”

Trả lời:

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì Nhà nước ra đời bởi 2 nguyên nhân là nhu cầu quản lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị có nghĩa là phải có tính giai cấp và tính xã hội.

>> Xem thêm:

Giai cấp là gì?

Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác là cơ sở lý luận khoa học làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp. Năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”. V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:

“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”

Ví dụ:

+ Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp đối lập nhau trong xã hội cổ đại.

+ Phong kiến và nông nô (có cách gọi khác là địa chủ và tá điền) là hai giai cấp trong xã hội trung cổ.

+ Tư sản và vô sản là hai giai cấp đối lập trong xã họi cận đại và đương đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *