Vụ án hình sự sẽ được Giám đốc thẩm khi nào?
Giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng cực kỳ quan trọng trong tố tụng hình sự. Chính vì sự quan trọng đó, mà thủ tục giám đốc thẩm chỉ được áp dụng thực hiện sau khi đã được cân nhắc rất rất kỹ lưỡng.
Thủ tục giám đốc thẩm chỉ được thực hiện khi Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (sau đây gọi tắt là bản án, quyết định) bị người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm kháng nghị, cụ thể:
– Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC sẽ kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của:
+ TANDTC.
+ Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của HĐTP TANDTC.
– Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKSQS trung ương kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của:
+ TAQS cấp quân khu.
+ TAQS khu vực.
– Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của:
+ TAND cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
+ TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Giám đốc thẩm không phải là xét xử lại vụ án mà là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng giám đốc thẩm) sẽ đem các bản án, quyết định bị kháng nghị ra để “soi”, môt xẻ lại thật kỹ, từ đó đưa ra một trong các quyết định theo Điều 389, Điều 390, Điều 391, Điều 392 hoặc Điều 393, đơn cử như:
+ Hủy bản án, quyết định và đình chỉ vụ án.
+ Hủy bản án, quyết định để điều tra lại/xét xử lại (xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm do Hội đồng giám đốc thẩm quyết định)
+ Sửa bản án, quyết định…