Tổng hợp nhận định đúng sai môn Nghĩa vụ ngoài hợp đồng năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Nghĩa vụ ngoài hợp đồng được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình.
2. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bởi thường từ thời điểm giải quyết bồi thường cho đến khi chết.
3. Người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải cùng với người gây thiệt hại liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
4. Trong trường hợp thi thể bị xâm phạm, người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết hoặc người được người chết trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng khoản tiền này.
5. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa và người thi công để nhà cửa gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
6. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, kể cả trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
7. Công ty x ký hợp đồng với công ty Y để Y cung cấp cơm trưa cho công nhân của mình. Công nhân của công ty X dùng thực phẩm do công ty Y cung cấp bị ngộ độc. Vậy công ty Y phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho công ty X.
8. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E.
9. A chuyển giao quyền yêu cầu cho B thì cũng phải chuyển giao tài sản bảo đảm đi kèm để thực hiện nghĩa vụ.
10. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hình thức bồi thường thiệt hại mà trước đó giữa các bên không có tồn tại quan hệ hợp đồng.
11. Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị gây thiệt hại và lợi ích cần bảo vệ.
12. Người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua tại đại lý. Đại lý sẽ là người bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
13. Người bán hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa minh đã bán cho người tiêu dùng.
14. Nhà máy điện hạt nhân đã được xây dựng không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, sau khi nghiệm thu và đi vào hoạt động bị rò rỉ phóng xạ gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe cho người dân trong khu vực thì chỉ được áp dụng điều 601 Bộ Luật Dân Sự 2015 để bồi thường thiệt hại.
15. A và B thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho C, nên A và B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C khi họ cũng gây thiệt hại cho C.
16. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường.
17. Người uống rượu say gây ra thiệt hại cho người khác thì được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì gây thiệt hại trong tình trạng khả năng nhận thức, điều khiến hành hành vi bị hạn chế.
18. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại khi không có lỗi và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
19. Yếu tố lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
20. Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì mỗi người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với phần thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của họ cho người bị thiệt hại
21. Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra.
22. Trong trường hợp người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ chỉ dùng tài sản của mình để bồi thường khi con không có tài sản hoặc con có tài sản nhưng không đủ để bồi thường.
23. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm giải quyết bồi thường cho đến khi chết.
24. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại.
25. Trong trường hợp bồi thường do tính mạng bị xâm phạm, nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần sẽ được bồi thường cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai.