Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Tố tụng hành chính năm 2021

Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Tố tụng hành chính được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:

1. Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.

2. Khi bị kỷ luật buộc thôi việc, công chức có thể khởi kiện ra Tòa án nơi mình cư trú hoặc làm việc.

3. Nếu người khởi kiện là tổ chức đã giải thể mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

4. Trong một số trường hợp, Kiểm tra viên có thể là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự trong vụ án hành chính.

5. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án các cấp.

6. Hơn 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hành chính.

7. Tòa án có thể tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy cần thiết.

8. Trong trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện nhưng đã khởi kiện và được Tòa án thụ lý thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

9. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương thì Toà án cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ với cơ quan, tổ chức đó có thẩm quyền giải quyết.

10. Không đồng ý với kết quả hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, cá nhân có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân.

11. Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử hành chính của tòa án nhân dân.

12. Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện hành hành chính nào.

13. Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án hành chính vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

14. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội là 5 ngày.

15. Trong trường hợp người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ hai lần mà vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; người khởi kiện không có quyền kháng cáo nhưng có thể khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

16. Nếu đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà đương sự không thể có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì có thể xét xử vắng mặt các đương sự.

17. Tòa án sẽ xử vắng mặt nếu đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

18. Trong vụ án hành chính, nếu người khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính bị khiếu kiện gây ra nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh mức thiệt hại cụ thể thì tòa án sẽ bác yêu cầu đó.

19. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong mọi trường hợp.

20. Bản án sơ thẩm không thể bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

21. Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là người chưa thành niên, người bị tâm thần nếu không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.

22. Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm.

23. Trong một số trường hợp, một Thẩm phán có thể xét xử nhiều lần theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm với cùng một vụ án.

24. Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ xét xử các vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm.

25. Một kiểm sát viên không được giám sát tại hai phiên tòa trong cùng một vụ án.

26. Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm.

27. Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao chỉ có thẩm quyền xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

28. Trong mọi trường hợp, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm.

29. Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa nếu có yêu cầu của người khởi kiện để tìm luật sư

30. Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử hành chính của tòa án nhân dân.

31. Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện hành hành chính nào.

32. Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án hành chính vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

33. Trong quá trình xem xét lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết nếu thấy trong giai đoạn chuẩn bị xử sơ thẩm mà người khởi kiện chết mà quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ chưa được thừa kế.

34. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu kiện đối với mọi quyết định hành chính lần đầu.

35. Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện đã bị hủy.

36. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu xét thấy phiên tòa sơ thẩm đã xác minh chứng cứ thiếu chính xác, chưa đầy đủ.

37. Một người không thể đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện và người bị kiện trong cùng một vụ án.

38. Mọi trường hợp, trước khi khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân, cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện việc khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

39. Mọi vụ án sẽ không được xem xét nhiều lần theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

40. Các giai đoạn của tố tụng hành chính đều có chung đối tượng xét xử.

41. Trong trường hợp thư ký tòa án bị thay đổi tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa là người quyết định.

42. Nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.

43. Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện bồi thường thiệt hại cho mình.

44. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án sơ thẩm là 10 ngày kể từ ngày tuyên án.

45. Mọi quyết của Hội đồng xét xử đều có thể bị kháng cáo nếu kháng cáo trong thời hạn luật định.

46. Toà hành chính Tòa án nhân dân tối cao không có quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hành chính.

47. Trong quá trình xem xét vụ án hành chính theo trình tự phúc thẩm, cấp phúc thẩm phát hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có đương sự chết mà chưa có người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì Toà án cấp phúc thẩm tạm đình chỉ vụ án.

48. Tòa án có quyền tạm đình chỉ thực hiện hành vi hành chính của người bị kiện.

49. Không có cơ quan chuyên trách thi hành án hành chính.

50. Chỉ phân tòa hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính

51. Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính chỉ được mở sớm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

52. Nếu không có tình huống bất khả kháng thì thời hạn kháng cáo của các đương sự trong vụ án hành chính sẽ kết thúc cùng một lúc.

One thought on “Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Tố tụng hành chính năm 2021

  • 19/12/2021 at 2:43 chiều
    Permalink

    cho e xin đáp án với ạ

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *