Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Tố tụng dân sự năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Tố tụng dân sự được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Đường sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
2. Trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, Tòa án phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
3. Người khởi kiện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Tòa án phải ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án tại phiên tòa.
5. So sánh quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
6. Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vả người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện cùng văng mật, Hội đồng xét xử sơ thẩm phải hoãn phiên tòa.
7. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh N có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N trong vụ án hành chính.
8. Người khởi kiện trong vụ in hình chính có quyền yêu cầu Tòa án cho mình được nghiên cứu hồ sơ Vụ án.
9. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật trước khi khởi kiện quyết định hành chính, thời điểm nhận được hoặc biết được quyết định hành chính không là căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hình chính.
10. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở không áp dụng đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống.
11. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Hội đồng xét xử có thể phải hoãn phiên thu.
12. Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì Thẩm phán ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
13. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với mọi tranh chấp dân sự mà có đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
14. Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy một phần bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực để xét xử sơ thẩm lại.
15. Khi các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án dân sự thì Tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
16. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự thu thập được và có đơn yêu cầu.
17. Toà án không có quyền thu thập chứng cứ.
18. Người có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán trong phiên tòa sơ thẩm là Chánh án Toà án nhân dân.
19. Nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai, không có đơn yêu cầu xử vắng mặt, khi Tòa án triệu tập thì bị coi là từ bỏ quyền của mình và là cơ sở để Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
20. Trong quá trình giải quyết việc dân sự, nếu người yêu cầu chết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
21. Thẩm phán có hành vi tham nhũng và cố tình kết luận sai lệch khi ra bản án là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
22. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
23. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trong cả quá trình giải quyết vụ án dân sự.
24. Đối với thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ, các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản để lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
25. Tòa án không thụ lý giải quyết vụ án nếu đương sự không nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.
26. Trong mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong cùng vụ án đó.