Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Thương mại quốc tế năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Thương mại quốc tế được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
2. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
3. Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
4. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
5. Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
6. Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
7. Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
8. Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
9. Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó.
10. Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị.
11. Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan.
12. Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
13. Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt.
14. Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp.
15. Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi.
16. Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
17. Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên.
18. Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế.
19. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu.
20. Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng.
21. Không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một thành viên đang phát triển nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này là 2%.
22. Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận.
23. Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá.
24. Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae.
25. CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980.
26. Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào.
27. Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch.
28. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu.
29. Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận.
30. Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
31. Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms.
32. Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO.
33. Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT.
34. Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO.
35. Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc.
36. Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên.
37. Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
38. Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
39. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
40. Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó.
41. Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO.
Ghi chú:
– Incoterms 2010: Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
– Công ước viên 1980: Là Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
– GATT: Là Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch.
– WTO: Là Tổ chức Thương mại Thế giới.
– CISG 1980: Viết tắt của Công ước viên 1980.
– Hiệp định SCM: Là Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng – một trong các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
có đáp án k ạ
Sẽ có sớm bạn nhé!
Ad ơi có đáp án chưa ạ
cho em xin đáp án với ạ
1. Công ước Viên 1980 về hợp đồng thua bán hàng hóa quốc tế ( CIS ) chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết giữa các bên thương nhân khác quốc tịch
Hợp đồng cung cấp hàng hóa về chỉ tạo hay cản xuất chế tạo sản xuất theo đơn đặt hàng ) là hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG
Ad cho em xin đáp án với ạ, em cảm ơn ad nhiềuu
Ad ơi cho em xin đáp án với ạ
Khanhnganletran@gmail.com
Em cảm ơn ad ạ
ad cho em xin đáp án với ạ
luyena4444@gmail.com
ad cho em xin đáp án với ạ
luyena4444@gmail.com
bạn có đáp án k cho mình xin với ạ
lehuyen150999@gmail.com
cho em xin đáp án với ạ. em cám ơn
cho em xin đáp án với ạ
Ad ơi cho em xin đáp án. Em cảm ơn
Cho em xin đáp án với ạ. Trangv904@gmail.com
em xin đáp án với ạ
Nhờ ad cho em xin đáp án với ạ. Cảm ơn ad nhiều!