Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Sở hữu trí tuệ được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm phải có tính sáng tạo.
2. Đối tượng bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là mạch tích hợp bán dẫn (còn gọi là IC, chip hay mạch vi điện tử).
3. Bí mật kinh doanh bị chấm dứt bảo hộ chỉ khi nào chủ sở hữu bí mật kinh doanh công bố bí mật kinh doanh đó.
4. Giống cây trồng sẽ bị coi là mất đi tính mới nếu người có quyền đăng ký đã bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng đó trên thị trường trước ngày nộp đơn đăng ký.
5. Dấu hiệu bao gồm một chữ cái duy nhất thì bị coi là không có khả năng phân biệt.
6. Tên thương mại là tên được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
7. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thế giới.
8. Chỉ dẫn địa lý bị chấm dứt bảo hộ khi điều kiện địa lý của nơi đó bị thay đổi.
9. Chỉ bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn khi thiết kế bố trí đó chưa được khai thác thương mại tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
10. Giải pháp hữu ích phải thỏa mãn các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
11. Trong trường hợp cần bảo vệ công chúng mà chủ sở hữu quyền đối với bí mật kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ sử dụng bí mật kinh doanh thì bị buộc phải chuyển giao bắt buộc bí mật kinh doanh đó cho chủ thể khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tác phẩm khuyết danh.
13. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là 75 năm kể từ năm công bố lần đầu tiên.
14. Trong trường hợp có hai đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được nộp cùng một ngày bởi các chủ thể có quyền nộp đơn mà các chủ thể không thỏa thuận được với nhau thì Cục Trồng trọt sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho cả hai.
15. Trong mọi trường hợp, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng bị coi là dấu hiệu không có khả năng phân biệt theo quy định pháp luật về nhãn hiệu hiện hành.
16. Theo quy định pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với tên thương mại không được phép chuyển giao.
17. Cơ sở làm phát sinh quyền đối với bí mật kinh doanh là quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bí mật kinh doanh của Cục Sở hữu trí tuệ.
18. Theo quy định về quyền tạm thời, người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình nhằm mục đích thương mại trong trường hợp người đó không có quyền sử dụng trước.
19. Phương pháp tính hệ phương trình áp dụng cho cách tính quỹ đạo của tàu du hành vũ trụ là đối tượng có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
20. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp nếu chỉ bao gồm các chữ số.
21. Trường hợp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được khai thác thương mại thì sẽ không được xem xét cấp văn bằng bảo hộ vì không còn đáp ứng được tính mới thương mại.
22. Những vụ việc tiêu cực trong nội bộ công ty mà công ty không muốn công bố là một loại bí mật kinh doanh được bảo hộ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ.
23. Tên thương mại không được phép chuyển nhượng cho người khác.
24. Kiểu dáng sản phẩm được thiết kế trên cơ sở lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp vì không có khả năng phân biệt.
25. Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm phải có tính sáng tạo.
26. Giống cây trồng sẽ bị coi là mất đi tính
27. Dấu hiệu bao gồm một chữ cái duy nhất thì bị coi là không có khả năng phân biệt.
28. Trong mọi trường hợp, những dấu hiệu là những từ ngữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng đều bị coi là không có khả năng phân biệt.
29. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp là Cục Sở hữu công nghiệp.
30. Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu đối với toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả của mình cho một chủ thể khác.
31. Trong mọi trường hợp, tiết lộ bí mật kinh doanh khi chưa được phép của chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh của người khác.
32. Một dấu hiệu kết hợp được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu có nghĩa là tất các thành phần của dấu hiệu ấy đều có khả năng phân biệt.
35. Chuyển nhượng quyền tác giả là chuyển quyền sở hữu đối với toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả cho một chủ thể khác.
36. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bị coi là mất tính mới thương mại nếu thiết kế bố trí đó đã được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
37. Chị bảo hộ quyền tác giả khi tác phẩm đã được công bố.
38. Màu sắc là đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.