Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Ngân hàng năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Ngân hàng được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Tín chấp là biện pháp bảo đảm tiền vay bằng uy tín của bên vay.
2. Ngân hàng Nhà nước không được mua cổ phần của các tổ chức tín dụng.
3. Quỹ tín dụng nhân dân được phép cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
4. Sổ tiết kiệm tại ngân hàng được coi là giấy tờ có giá và được làm tài sản bảo đảm tiên vay.
5. Ngân hàng thương mại được phép phát hành giấy tờ giá để huy động vốn.
6. Công ty tài chính không được cấp tín dụng cho khách hàng vượt quá 25% vốn tự có của công ty tài chính.
7. Mọi tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tiền vay.
8. Tổ chức tín dụng nếu rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả sẽ được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
9. Ngân hàng Nhà nước có quyền ổn định lãi suất trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
10. Tất cả tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi của cá nhân.
11. Người bị ký phát luôn có trách nhiệm thanh toán khi tờ séc được xuất trình.
12.Cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
13. Chỉ có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được quyền thực hiện hoạt động ngân hàng.
14. Mọi tổ chức tín dụng dụng đều được phép kinh doanh ngoại hối.
15. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước.
16. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay có ý nghĩa xác nhận tính xác thực nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay.
17. Tổ chức tín dụng được dùng vốn huy động để kinh doanh bất động sản.
18. Ủy nhiệm chi là chứng từ nhờ thu do chủ tài khoản phát hành để yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng.
kamagra