Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Môi trường năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Môi trường được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Luật môi trường là một lĩnh vực pháp lý mang tính liên thông
2. Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên được thể hiện bằng các văn bản luật chuyên môn.
3. Đánh giá tác động môi trường là công cụ thể hiện nguyên tắc “phòng ngừa” trong bảo vệ môi trường.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Tranh chấp môi trường chỉ được giải quyết thông qua con đường tài phán.
6. Phạm vi áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam là khác nhau.
7. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên.
8. Chủ dự án đầu tư chỉ tiến hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi những dự án đầu tư đó nằm trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt của cơ quan nhà nước ở Trung tượng.
9. Mọi hành vi tác động vào môi trường đều phải trả tiền theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền.”
10. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ bị xử lý bằng chế tài hành chính.
11. Phí bảo vệ môi trường là hình thức thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
12. Các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều mang tính bắt buộc áp dụng.
13. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
14. Các tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam và giải quyết tại Tòa án.
15. Không phải phế liệu nào cũng được nhập khẩu vào Việt Nam.
16. Tiêu chuẩn quốc tế về môi trường không mang tính bắt buộc áp dụng tại Việt Nam.
17. Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền cơ bản của công dân tại các quốc gia phát triển.
18. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là cơ sở duy nhất mà doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động của mình để bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
19. Quản lý chất thải nguy hại là quá trình pháp lý có nhiều chủ thể tham gia.
20. Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra là bồi thường cho tài sản bị thiệt hại.
21. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là sự thể hiện của nguyên tắc “Phòng ngừa”.