Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Lao động năm 2021

Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Lao động được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:

1. Nội quy lao động phải lập thành văn bản và phải niêm yết tại đơn vị sử dụng lao động.

2. Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi lao động nữ nghỉ sinh con không tính ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

3. Theo quy định của pháp luật lao động VN, người sử dụng lao động có thể không bố trí nghỉ hàng tuần cho người lao động trong một thời gian nhất định.

4. Anh A bị tai nạn trên đường đi dự tiệc cưới về, theo quy định hiện hành của pháp luật, A có thể hưởng chế độ trợ cấp ốm đau trong thời gian nghỉ điều trị thương tật do tai nạn gây ra.

5. Hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm trở lên phải lập bằng văn bản.

6. Chỉ có cá nhân là cán bộ, công chức mới được bổ nhiệm làm và hòa giải viên lao động. 

7. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trong mọi trường hợp. 

8. Toà án nhân dân là chủ thể duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

9. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. 

10. Bên thuê lại lao động có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuê.

11. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất không thể củng áp dụng đối với một hành vi vi phạm.

12. Người lao động đang làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do bị ngược đãi, cưỡng bức lao động thì chỉ phải bảo trước 3 ngày

13. Người lao động nghỉ hưu không được trả trợ cấp thôi việc.

14. Người lao động đã được trả trợ cấp mất việc thì không được trả trợ cấp thôi việc.

15. Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên.

16. Người sử dụng lao động là cá nhân phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

17. Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có quyền đại diện cho tập thể lao động trong thương lượng thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

18. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu không có giấy phép lao động, thì hợp đồng lao động sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

19. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có).

20. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không được trả trợ cấp thôi việc.

21. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu bị ngược đãi, cưỡng bức lao động muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước 45 ngày.

22. Người lao động bị ốm đau trong thời gian nghỉ hàng năm thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.

23. Người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng lúc với nhiều người sử dụng lao động.

24. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn vì lý do bị ngược đãi, cưỡng bức lao động phải báo trước 45 ngày.

25. Thời giờ làm thêm mỗi ngày của người lao động tối đa là 4h.

26. Trong trường hợp bố trí giờ làm việc theo tuần, người lao động có thể làm thêm mỗi ngày không quá 4 giờ.

27. Người lao động làm việc theo chế độ giờ làm việc không tiêu chuẩn sẽ không được trả tiền lương làm thêm.

28. Người lao động đã được trả trợ cấp mất việc thì không được trả trợ cấp thôi việc.

29. Hợp đồng lao động phải được giao kết trực tiếp bởi người lao động.

30. Hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì không được vượt quá 36 tháng (3 năm).

31. Tiền lương có thể được trả bằng tiền hoặc hiện vật.

32. Người lao động đã bị xử lý kỷ luật thì không phải chịu trách nhiệm vật chất.

33. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không thể áp dụng đối với người lao động đang hưởng trợ cấp hưu trí. 

34. Hợp đồng lao động có thể được giao kết gián tiếp thông qua vai trò của người đại diện. 

35. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

36. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không được trả trợ cấp thôi việc.

37. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu bị ngược đãi, cưỡng bức lao động muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước 45 ngày.

38. Trong thời gian thử việc, người thử việc được trả tiền lương từ 85% đến 90% mức lương theo công việc.

39. Người làm việc tại doanh nghiệp nhưng không được ký kết hợp đồng lao động thì không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động 2012

40. Khi chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động 45 ngày.

41. Chỉ có người sử dụng lao động mới có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

42. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt.

43. Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao động.

44. Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

45. Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động là không có giới hạn theo quy định của Luật lao động VN hiện hành. 

46. Thoả ước lao động tập thể không được giao kết đối với cán bộ, công chức, viên chức.

47. Người lao động đi làm vào ngày lễ sẽ được trả lương làm thêm băng 300% | So với ngày làm việc bình thường. 

48. Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp VN không thể được đại diện bởi tổ chức công đoàn.

4 thoughts on “Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Lao động năm 2021

  • 03/04/2021 at 10:25 sáng
    Permalink

    Cho em xin đáp án của câu nhận định số 28 với ạ

    Reply
  • 24/07/2021 at 2:23 sáng
    Permalink

    Cho em xin đáp án đầy đủ của các câu nhận định trên ạ. em xin chân thành cảm ơn ạ.

    Reply
  • 29/03/2022 at 9:39 sáng
    Permalink

    cho em xin đáp án đầy đủ với ạ, em cảm ơn

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *