Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp năm 2021

Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Hiến pháp được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:

1. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội.

4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.

5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

6. Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội. 

7. Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

8. Các thành viên của Ủy ban nhân dân bắt buộc phải là Đại biểu Hội đồng nhân dân. 

9. Hiến pháp 1992, đã giới hạn quyền giám sát của Viện kiểm sát chỉ trong phạm vi các hoạt động Tư pháp. 

10. Toà chuyên trách của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

11. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất trong BMNN CHXHCN Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

12. Theo hiến pháp hiện hành, Hội đồng quốc phòng, an ninh do Quốc hội bầu và là cơ quan của Quốc hội.

13. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 tới nay là không thay đổi.

14. Theo pháp luật hiện hành, Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ xét xử sơ thẩm do đó ở tòa án này chỉ có các thẩm phán sơ cấp mà không có thẩm phán trung cấp.

15. Quốc hội có chức năng giám sát, cũng giống như chức năng giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện.

16. Vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước ở các bản hiến pháp của Việt Nam là giống nhau. 

17. Theo hiến pháp hiện hành, thủ tục sửa đổi Hiến pháp là thủ tục lập pháp thông thường.

18. Nguyên tắc tôn trọng quyền con người đều được quy định ở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 và nội dung quy định ở cả hai hiến pháp này là giống nhau.

19. Hiến pháp là luật duy nhất ở VN quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước.

20. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.

21. Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

22. Thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ.

23. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

24. Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

25. Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

26. Trong mọi trường hợp, công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.

27. Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân.

2 thoughts on “Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp năm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *