Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Hành chính năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Luật Hành chính được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Cá nhân tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải là người chưa thành niên.
2. Mọi quy phạm pháp luật chứa trong một văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều là quy phạm pháp luật hành chính.
3. Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật hành chính không bao gồm hiệu lực hồi tố.
4. Quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc thù của ngành luật hành chính.
5. Tính chấp hành – điều hành là đặc trưng riêng của hoạt động hành chính nhà nước.
6. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tòa án nhân dân cấp huyện có thể vừa thực hiện hoạt động xét xử vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
8. Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý giống nhau.
9. Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là quan hệ pháp luật hành chính.
10. Một trong các điều kiện làm phát sinh quan hệ thủ tục hành chính là phải tồn tại quy phạm vật chất hành chính.
11. Cơ quan hành chính nhà nước luôn là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.
12. Thi hành quyết định giải quyết thủ tục hành chính là một trong những giai đoạn bắt buộc trong quy trình chung của thủ tục hành chính (quy trình giải quyết thủ tục hành chính).
13. Cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính khi đạt độ tuổi nhất định.
14. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước.
15. Quan hệ pháp luật hành chính chỉ được bảo đảm thực hiện bởi quan hệ pháp luật hành chính.
16. Quan hệ pháp luật hành chính được ban hành bởi chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
17. Cán bộ, công chức và viên chức đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
18. Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
19. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
20. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính luôn là 2 năm từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
21. Vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm pháp luật hình sự cố chủ thể vi phạm và bị xử lý giống nhau.
22. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề đều là hình thức xử phạt bổ sung trong xử phạt vi phạm hành chính.
23. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên.
24. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ và công chức là giống nhau và được tính từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.
25. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước chỉ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.
26. Tòa án nhân dân không phải là chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
27. Công chức sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp luôn bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
28. Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh trong quan hệ nội bộ và quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.