Tổng hợp nhận định đúng sai môn Luật Cạnh tranh năm 2021
Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG SAI môn Luật Cạnh tranh được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:
1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp , không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan.
4. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Thống nhất ý chí là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.
7. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải cùng thị trường liên quan.
8. Bộ trưởng bộ công thương có thẩm quyền quyết định miễn trừ trong tất cả các trường hợp tập trung kinh tế.
9. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh.
10. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với nhau về số lượng, khối lượng sản xuất hàng hóa là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
11. Hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan đương nhiên được xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
12. Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng.
13. Đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo Luật Cạnh tranh năm 2018.
14. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong tố tụng cạnh tranh.
15. Mở phiên điều trần là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh.
16. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ chỉ bị cấm khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận kinh doanh cùng thị trường liên quan.
17. Doanh nghiệp chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức.
18. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải là cán bộ, công chức thuộc Bộ Công thương.
19. Đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
20. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà chứ không phải là Thủ trưởng cơ quan điều tra.
21. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là các hành vi được quy định trong Luật Cạnh tranh.
21. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận thống nhất hành động nhằm thu lợi bất chính giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan.
22. Thị trường liên quan là yếu tố bắt buộc phải xác định khi điều tra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
23. Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
24. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp.
25. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
26. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên.
27. Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện.
28. Để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể.
29. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các công ty nhằm giành cùng một loại khách hàng.
30. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
31. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
32. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.