Tổng hợp nhận định đúng sai môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản năm 2021

Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:

1. Quyết định số xx năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2025 ghi số và ký hiệu như sau: Số: xx/2020/QĐ-TTg.

2. Chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới chứa quy phạm.

3. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cần đảm bảo tính dễ hiểu, khách quan hơn là tính chính xác.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể ban hành Pháp lệnh để bãi bỏ pháp lệnh của chính mình.

5. Các trình bày yếu tố “tên cơ quan ban hành” trong văn bản quy phạm pháp luật luôn thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản trực tiếp với cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

6. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.

7. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ áp dụng một lần trong thực tế.

8. Chỉ văn bản pháp luật mới chứa đựng quy tắc xử sự chung.

9. Văn bản có trình tự, thủ tục ban hành, tên gọi được quy định là văn bản quy phạm pháp luật.

10. Chỉ văn bản quy phạm pháp luật mới được nhà nước bảo đảm thực hiện.

11. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

12. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ được áp dụng một lần trong thực tế.

13. Văn bản dưới luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.

14. Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.

15. Pháp lệnh là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong các văn bản dưới luật.

16. Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các chủ thể làm việc theo chế độ tập thể.

17. Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều phải trình cơ quan ban hành bằng tờ trình.

18. Hủy bỏ văn bản pháp luật khiếm khuyết luôn đặt ra trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn đối với chủ thể ban hành văn bản đó.

19. VĂn bản hành chính được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

20. Thẩm định là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật.

21. Văn bản quản lý nhà nước chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

22. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là giống nhau.

23. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước phải là ngôn ngữ sử dụng theo phong cách hành chính.

24. Giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đều phải trải qua 6 bước cơ bản.

25. Các dự án luật luôn phải được thẩm định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

26. Chỉ có chủ thể đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đó.

27. Công văn của Sở Nội vụ do Văn phòng Sở soạn thảo thì ghi số và ký hiệu là: Số:…/SNV-CV.

28. Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật có thể không có chữ viết tắt của tên loại văn bản.

29. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội do Chính phủ quy định.

30. Thủ tướng Chính phủ có quyền sửa đổi thông tư của Bộ trưởng Bộ Công thương.

31 Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện phải được đăng công báo trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ký ban hành.

32. Ngày hết hiệu lực của nghị định luôn được quy định ngay tại nghị định đó.

33. Chỉ có Chính phủ mới được quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.

34. Trong trường hợp cần thiết, VBQPPL của UBND cấp xã có thể sử dụng từ ngữ địa phương để đảm bảo tính dễ hiểu.

35. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có thể dùng quyết định để đính chính thông tư do chính mình ban hành.

10 thoughts on “Tổng hợp nhận định đúng sai môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản năm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *