Tổng hợp nhận định đúng sai môn Chủ thể kinh doanh và Phá sản 2021

Sau đây là Tổng hợp các câu hỏi nhận định ĐÚNG – SAI môn Chủ thể kinh doanh và Phá sản được biên soạn từ đề thi thực tế dành cho sinh viên luật các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội,…:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì không giới hạn thành viên.

2. Thời điểm có tư cách pháp nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn là thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể được phát hành cổ phần để huy động vốn trong một số trường hợp đặc biệt.

4. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là số vốn thực góp của các thành viên ghi trong điều lệ.

5. Thành viên không thể góp tài sản khác với loại tài sản đã cam kết góp.

6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong thời gian 90 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào phần vốn mà thành viên đó đã góp.

7. Thành viên không góp đủ vốn như số vốn đã cam kết góp thì không còn là thành viên của công ty sau khi hết thời hạn.

8. Nếu thành viên chưa góp đủ số vốn như cam kết lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phải sửa lại vốn điều lệ.

9. Khi phát sinh nghĩa vụ tài chính xuất phát từ việc thành viên chưa góp đủ số vốn như cam kết thì nghĩa vụ phát sinh này thành viên đó sẽ phải gánh chịu.

10. Việc chào bán phần vốn mà thành viên chưa góp đủ sau khi hết thời gian góp vốn thì phải được sự đồng ý của thành viên chưa góp đủ vốn đó.

11. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đều làm thay đổi phần vốn góp của các thành viên trong cty.

12. Chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị ra quyết định mở thủ tục phá sản không có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

13. Cuộc họp hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể hợp lệ ngay cả khi chỉ có một thành viên dự họp;

14. Hợp tác xã không được dùng khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn;

15. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp là chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán.

16. Các chủ nợ có khoản nợ phát sinh sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản luôn được bảo đảm thanh toán đủ số nợ của mình.

17. Doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

18. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đó.

19. Chỉ có Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên mới có thẩm quyền khai trừ thành viên hợp tác xã ra khỏi hợp tác xã.

20. Cán bộ công chức không được thành lập các loại hình chủ thể kinh doanh tại Việt Nam.

21. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải là những đối tượng không bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp quy định của Luật Doanh nghiệp.

22. Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.

23. Mọi thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đều có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với công ty của mình.

24. Công ty cổ phần có nhiều cổ đông có thể tổ chức Đại hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông.

25. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân luôn luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.

26. Người thừa kế của thành viên hợp danh đương nhiên là trở thành thành viên hợp danh của công ty.

27. Triệu tập hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

28. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

29. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thể.

30. Chỉ có cổ đông phổ thông mới có quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công ty.

31. Các chủ sở hữu của công ty đều có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

32. Thành viên hợp danh có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ với bên thứ ba.

33. Hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty cổ phần phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

34. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh

35. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng vs phần vốn góp đã góp đối vs các Nghĩa vụ tài chính của công ty.

36. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ biểu quyết tán thành.

37. Thành viên ban kiểm soát của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là thành viên của Công ty đó.

38. Nếu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp đó phải chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

39. Hội đồng quản trị của hợp tác xã không có quyền khai trừ thành viên hợp tác xã ra khỏi hợp tác xã.

40. Chỉ có thẩm phán hoặc tổ thẩm phán được phân công phụ trách vụ việc phá sản mới có quyền ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

41. Thành viên Hợp danh của công ty hợp danh chỉ được quyền rút vốn khỏi Công ty nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

42. Trong trường hợp thuê giám đốc điều hành thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

43. Các chủ thể kinh doanh không được đặt tên trùng với chủ thể kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.

44. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thể.

45. Chỉ có cổ đông phổ thông mới có quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công ty.

46. Các chủ sở hữu của công ty đều có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

47. Thành viên hợp danh có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ với bên thứ ba.

48. Mọi thành viên là cá nhân trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đều có thể được bầu giữ chức chủ tịch Hội đồng thành viên.

49. Hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty cổ phần phải được hội đồng quản trị chấp thuận.

50. Các khoản nợ trong thủ tục giải quyết phá sản đều được thanh toán theo nguyên tắc tỷ lệ khi phân chia tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã.

51. Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của Công ty hợp danh.

52. Người thừa kế của thành viên hợp danh chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty nếu được tất cả các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.

53. Cổ đông ưu đãi biểu quyết trong công ty cổ phần không có quyền chuyển nhượng cổ phần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *