Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Luật Hiến pháp mới nhất
1. Tại sao khoa học Luật Hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?
Tương ứng với một ngành luật thường có một khoa học pháp lý nghiên cứu về luật đó. Các ngành khoa học pháp lý này được gọi là khoa học pháp lý chuyên ngành.
– Khoa học Luật Hiến pháp là một khoa học pháp lý chuyên ngành vì nó nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Nhà nước: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân (quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)…; Khoa học Luật Hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác:
Khoa học lý luận chung về nhà nước & pháp luật sử dụng những kết luận trong lý luận chung để nghiên cứu vấn đề tổ chức nhà nước Việt Nam.
Khoa học về lịch sử nhà nước & pháp luật của Việt Nam, của thế giới; Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự…
2. Đối tượng điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp?
– Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam: là những quan hệ xã hội (những quan hệ phát sinh trong hđộng của con người) quan trọng gắn liền với việc thực hiện quyền lực nhà nước
– Phạm vi đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế, Chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quan hệ xã hội hội trong lĩnh vực chính trị: Luật Hiến pháp điều chỉnh: nhà nước với nhân dân; nhà nước với tổ chức chính trị, nhà nước với nước ngoài.
Trong lĩnh vực ktế: Những quy định chính sách phát triển ktế quốc dân; nhà nước quy định chế độ sở hữu; nhà nước quy định những thành phần ktế; nhà nước quy định nguyên tắc quản lý nền ktế quốc dân.
Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ: Mục đích và chính sách của nhà nước để phát triển nền văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.
Lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Những quan hệ phát sinh trong bầu cử; Trật tự hình thành tổ chức của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Luật Hiến pháp có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội và nhà nước. quan hệ mà Luật Hiến pháp điều chỉnh là quan trọng và làm cơ sở cho các ngành luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa.
Ngành Luật Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
3. Phương pháp điều chỉnh của Ngành Luật Hiến pháp?
– Xác định nguyên tắc chung cho các chủ thể của Luật Hiến pháp (ví dụ: Ng.tắc Đảng lãnh đạo của mọi chủ thể xã hội…)
– Quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể Luật Hiến pháp (ví dụ: Các cơ quan nhà nước có quyền hạn và nghĩa vụ gì; Công dân có quyền và nghĩa vụ gì)
– 03 phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp:
+ Phương pháp cho phép.
+ Phương pháp bắt buộc.
+ Phương pháp cấm
4. Nêu và phân tích những đặc điểm của quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp?
– Quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá – giáo dục – khoa học công nghệ, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
– Đặc điểm của quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp:
+ Đặc điểm chung: Đều là quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra và thừa nhận, mang tính cưỡng chế (bắt buộc), được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đặc điểm riêng:
++ Phần lớn các quy phạm Luật pháp được quy định trong hiến pháp. Ngoài ra, quy phạm Luật pháp còn được quy định trong 1 số văn bản quy phạm pháp luật khác (Pháp lệnh, Luật tổ chức quốc hội, v..v), ngoài ra còn quy định trong 1 số Luật khác. (Luật hình sự không gắn liền với chế độ kinh tế, văn hóa, chính trị, chỉ là tội phạm nên không thể chứa đựng quy phạm Luật Hiến pháp trong đó).
++ Quy phạm Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong nhiều lĩnh vực (nêu trên).
++ Nhiều quy phạm Luật Hiến pháp mang tính chất chung, ko xác định quyền hay nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể quan hệ pháp luật Hiến pháp.
++ Phần lớn các quy phạm Luật Hiến pháp thường không đầy đủ cơ cấu 3 thành phần (giả định, quy định, chế tài). Các quy phạm Luật Hiến pháp thường chỉ có phần giả định và quy định (vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội hội trên phạm vi rộng). Tuy nhiên, cũng có 1 số quy phạm Luật Hiến pháp có phần giả định và chế tài.
5. Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp
– Bao gồm: Rất nhiều quy phạm, chế định khác nhau và những quan hệ xã hội nhất định. Có những quy phạm, chế định đã bị loại bỏ, có những quy phạm chế định mới ra đời.
– Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định của ngành Luật Hiến pháp.
– Nghiên cứu thực tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định đó nhằm hoàn thiện chúng.
– Nghiên cứu những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được quy phạm Luật Hiến pháp điều chỉnh.
– Nghiên cứu các quan điểm chính trị pháp lý có liên quan đến Luật Hiến pháp. Quan điểm chính trị là quan điểm của Đảng cầm quyền..
6. Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp?
– Phương pháp duy vật biện chứng:
+ Khi ng.cứu về Luật Hiến pháp phải thấy các quy phạm, chế định, quan hệ của Ngành Luật Hiến pháp là những bộ phận cấu thành của Luật Hiến pháp, vì vậy giữa chúng phải có sự thống nhất, hỗ trợ nhau, không được mâu thuẫn và đối lập nhau.
+ Phép biện chứng còn được sử dụng để ng.cứu sự vận động và phát triển của Luật Hiến pháp: quy định, chế định, qh của Luật Hiến pháp và phải đặt chúng trong bối cảnh của sự vận động và phát triển ko ngừng rút ra những kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát triển của chúng.
– Phương pháp lịch sử: Khi nghiên cứu về Luật pháp phải nắm được các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, quan hệ, chế định đó ra đời và tồn tại nội dung của mỗi QP, chế định, quan hệ pháp luật HP sẽ được hiểu đầy đủ khi chúng được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
– Phương pháp so sánh:
+ Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với những vấn đề của Luật Hiến pháp trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của Luật Hiến pháp
+ Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp Việt Nam, phải so sánh với Luật Hiến pháp nước ngoài để thấy đặc điểm của Luật Hiến pháp Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của Luật Hiến pháp nước ngoài.
+ Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp thì so sánh, đối chiếu với các ngành Luật khác để thấy được tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật đó.
– Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng: Luật Hiến pháp là một hệ thống, một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp hệ thống cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm, chế định Luật Hiến pháp trong hệ thống ngành Luật.
– Phương pháp thống kê: Được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng phân tích các số liệu thống kê cụ thể trong các thời điểm khác nhau, ta rút ra các kết luận cần thiết.
– Phương pháp khảo sát thực tế.
– Phương pháp thực nghiệm.
7. Phân tích bản chất giai cấp của Hiến pháp
Quan điểm của CN Mác-Lênin về Hiến pháp: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước nó quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của nhà nước như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa vị pháp lý công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Hiến pháp luôn luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị trên tất cả các lĩnh vực”.
– Các bản Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa 1 bên là chế độ phong kiến và chế độ chuyên chế và 1 bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân.
– Hiến pháp là bản tổng kết thành cách mạng và đề ra phương hướng cho cách mạng.
– Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị trên tất cả các lĩnh vực. Tính giai cấp thể hiện ý chí của tất cả các giai cấp, trong đó ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị được bảo vệ tối đa nhất.
8. Tại sao trong nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến chưa có Hiến pháp?
– Chính thể của 2 nhà nước trên là quân chủ chuyên chế (người đứng đầu là nhà vua với những quyền hành không giới hạn, truyền ngôi theo hình thức thế tộc)
– Pháp luật mang tính đặc quyền, đặc lợi (bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị)
– Nền thống trị của giai cấp bóc lột thường mang tính chất bạo lực công khai, tàn bạo và hà khắc.
– Pháp luật của 2 hình thức trên mang tính độc đoán (thể hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, không bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội)
– Pháp luật của 2 hình thức này duy trì và bảo vệ trật tự xã hội chủ nô, phong kiến, duy trì sự bất bình đẳng giữa giai cấp thống trị đối với giai cấp nông dân và những người lao động khác.
9. Các hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Việt Nam.
– Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
– Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xd và hoàn thiện nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của ndân.
– Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ (phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng đảng viên ưu tú…)
– Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu…
– Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức đảng…
Thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo đk để nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình.
10. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp năm 1946?
a. Sự ra đời:
– Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam ra đời nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật để quản lý xã hội trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật đó.
– Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
– Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo Hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận.
-Ngày 02/3/1946, Quốc dân đại hội họp phiên đầu tiên (Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ nhất) tại Hà nội và bầu ra ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
– Ngày 09/11/1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
– Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố, nhưng tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 được áp dụng để điều hành mọi hoạt động của nhà nước.
b. Tính chất, nhiệm vụ
– Tính chất:
- Hiến pháp 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân.
- Do nhân dân xây dựng nên thông qua cơ quan đại biểu của mình thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân.
- Quy định quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị.
- Đặt nền móng cho việc xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới. Bộ máy nhà nước đó là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân.
– Nhiệm vụ: Hiến pháp là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
11. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1959?
a. Sự ra đời
Sau chiến thắng Điện biên phủ 1954, theo Hiệp định Genève 20/7/1954, nước ta tạm thời chia thành 2 miền. Việc thống nhất đất nước sẽ do chính quyền 2 miền hiệp thương trong vòng 5 năm nhưng trên thực tế hiệp định này bị phá hoại.
– Miền Nam: Với sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, chính quyền Sài Gòn thành lập ra Chính phủ Việt Nam cộng hoà.
– Miền Bắc: Cải tạo và xây dựng Xã hội chủ nghĩa: Xây dựng kinh tế công nghiệp (giai cấp công nhân), kinh tế nông nghiệp (nông dân tập thể), kinh tế tư sản (giai cấp tư sản dân tộc bị cải tạo của nhà nước). Giai cấp địa chủ bị đánh đổ.
Với một cơ cấu chính trị thay đổi, nhiệm vụ cách mạng thay đổi (độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội) nhà nước phải ban hành Hiến pháp mới và Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 6 (19/12/1956 – 25/1/1957) đã ra Nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp 1946 để thành lập Hiến pháp mới và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946.
Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp 1959 vào ngày 31/12/1959 và được công bố ngày 01/01/1960 với tên Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
b. Tính chất, nhiệm vụ
– Tính chất:
- Là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
- Trong lĩnh vực chính trị: Điều 4, Hiến pháp 1959 đã khẳng định tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân.
- Về chế độ kinh tế: Điều 9, Hiến pháp 1959, tính Xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế thể hiện bằng việc cải tạo và xây dựng nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
- Địa vị pháp lý công dân: mở rộng quyền tự do dân chủ công dân. Ngoài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy định 1 số quyền và nghĩa vụ mới của công dân, nhất là những quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế (ví dụ: Công dân có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi; nghĩa vụ đóng thuế)
- Về tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp 1959 xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
– Nhiệm vụ của Hiến pháp 1959: Là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
12. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1980?
a. Sự ra đời
– Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, nước ta đã hoàn toàn thống nhất.
– Năm 1976 có nhiều sự kiện dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp 1980.
– Đại hội 4 của Đảng: đã đề ra đường lối xây dựng và bảo vệ trong phạm vi cả nước. Để khẳng định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thể chế hóa đường lối của Đảng, chúng ta phải xây dựng bản Hiến pháp mới.
– Quốc hội khóa 6 kỳ họp thứ nhất (25.6.1976 – 3.7.1976): Tại kỳ họp này Quốc hội quy định nhiều vấn đề nhưng 1 số vấn đề sau liên quan đến ra đời Hiến pháp 1980
– Đổi tên nước thành nước Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.7.1976)
– Đặt tên thành phố Hồ Chí Minh thay cho Sài Gòn – Chợ Lớn.
– Ra nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1959 để ban hành Hiến pháp mới, đồng thời ra Nghị quyết về thành lập uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
– Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa 6 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18.12.1980 với tên Hiến pháp là Hiến pháp nước Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tính theo năm ban hành là Hiến pháp 1980
b. Tính chất và nhiệm vụ của Hiến pháp 1980
– Tính chất:
- Là thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội
- Về chính trị: Khẳng định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (Điều 6); tính Xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong chính trị là đã xác định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội (Điều 4); ghi nhận quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động (Điều 3); nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa (Điều 12)
- Về kinh tế: nhà nước chủ trương xây dựng kinh tế có 2 thành phần: kinh tế quốc doanh (dựa trên sở hữu toàn dân) và kinh tế tập thể (dựa trên chế độ sở hữu tập thể); sở hữu tập thể là cá nhân, hộ gia đình góp vốn, góp sức để sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tự nguyện dân chủ, cùng sở hữu và cùng hưởng lợi.
- Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Hiến pháp đã quy định việc xây dựng nền văn hoá và con người mới Xã hội chủ nghĩa.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Hiến pháp 1980 mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân. Công dân có nhiều quyền mang tính ưu việt (chữa bệnh, học, chữa bệnh, nhà cửa không mất tiền).
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Vẫn xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
– Nhiệm vụ của Hiến pháp 1980: là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong phạm vi cả nước.
13. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1992?
a. Sự ra đời
– Hiến pháp 1980 sửa đổi 2 lần:
- Lần 1: 18.12.1988: Sửa lời nói đầu. Lời nói đầu này không chỉ đích danh chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa bành trướng vì theo chính sách của Đảng ta tại Đại hội 6 là đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế sửa đổi.
- Lần 2: 30.6.1989: Sửa 7 điều: điều 57 (quyền bầu cử và ứng cử. Theo Hiến pháp này công dân đủ tuổi 21 có quyền bầu cử và tự ứng cử. Hiến pháp 80 chỉ cho quyền bầu cử), điều 112, điều 113, điều 115, điều 122, điều 123, điều 125. Cùng với việc sửa 7 điều, Quốc hội ra nghị quyết sửa đổi cơ bản Hiến pháp 1980 và ban hành Hiến pháp mới và ra nghị quyết về thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1980.
– Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 11: thông qua ngày 15.4.1992 với tên gọi là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng gọi theo năm ban hành là Hiến pháp 1992.
– Chính trị: quá đề cao nhân dân lao động
– Kinh tế: Nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng lại chủ trương xây dựng nền kinh tế có 2 thành phần. Theo quy luật của triết học là không phù hợp (các nước khác phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trước) ta phạm sai lầm lớn trong quy luật phát triển kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng về kinh tế.
b. Tính chất, nhiệm vụ của Hiến pháp 1992
– Tính chất
- Là Hiến pháp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
- Chính trị: Đều khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2, Hiến pháp 1992); xác định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội (điều 4); không quy định quyền làm chủ của ND lao động (khác so với 1980); vẫn xác định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa.
- Về kinh tế: Hiến pháp đã xác định chính sách kinh tế ở điều 15 “nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Ba chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân nhưng vẫn chủ trương lấy chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng của chế độ kinh tế.
– Nhiệm vụ của Hiến pháp 1992: Là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện.
14. Hãy phân tích các đặc điểm của Hiến pháp?
– Hiến pháp là 1 văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước.
– Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước Từ những quy định đó là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.
– Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, thể hiện:
- Hiến pháp có hiệu lực trong toàn quốc và tất cả các đối tượng mà Hiến pháp điều chỉnh.
- Tất cả các văn bản Pháp luật khác phải được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Nếu văn bản nào trái có thể bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ tùy theo mức độ
– Các điều ước quốc tế (công hàm, nghị định thư, công ước…) phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu trái với Hiến pháp phải từ chối hoặc bảo lưu đối với các điều ước quốc tế;
Hiến pháp – pháp luật Việt Nam – Điều ước quốc tế. Muốn hội nhập phải sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi Luật để phù hợp với điều ước quốc tế.
– Hiến pháp có thủ tục ban hành hoặc sửa đổi đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác.
– Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị trên tất cả các lĩnh vực: Văn hóa, kinh tế, chính trị
– Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị được thể hiện và bảo vệ một cách tối đa nhất.
– Hiến pháp là bản tổng kết thành quả cách mạng và đề ra phương hướng cho cách mạng.
Cho em xin link word với ạ!!
Em cảm ơn Ad nhiều
Gmail: ngannie95@gmail.com
Cho e xin file ạ , e cảm ơn
CHO EM XIN FILE WORD VỚI Ạ. EM CẢM ƠN
Cho em xin link word với ạ!!
Em cảm ơn Ad nhiều
cho em xin file với ạ, em cảm ơn nhiều ạ
Cho em xin file word với ạ. Em cảm ơn
Gmail: anhanh04052002@gmail.com
Cho em xin bản word với ạ!!
Em cảm ơn Ad nhiều
Gmail: nguyenanhtuan1987@gmail.com
cho em xin file word ạ .
nghihan1711ct@gmail.com
Cho em xin fiel với ạ doanvip.coom@gmail.com
cho em xin file với ạ
cho em xin file với ạ
duongductoan0806@gmail.com
xin file: “Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Luật Hiến pháp mới nhất”
baduy251325@gmail.com