Tổng hợp câu hỏi ôn thi môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật 2021

Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là một trong những môn học nhập môn nhưng cực kỳ quan trọng trên chặng đường học Luật của sinh viên Luật.

Sau đây mình tổng hợp bộ câu hỏi ôn tập môn học này nhằm giúp các bạn có có sự chuẩn bị thật tốt cho môn học này cho các kỳ thi:

1. Trình bày vai trò của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật?

2. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.

3. Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?

4. Trình bày vấn đề hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?

5. Chứng minh rằng, khi chức năng của nhà nước có thay đổi thì bộ máy có thể thay đổi?

6.  sánh phương pháp điều chỉnh bình đẳng thỏa thuận và quyền uy phục tùng?

7. Hãy giải thích tại sao nhà nước có tính xã hội? Liên hệ với Việt Nam?

8. Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước.

9. Khái niệm quan hệ pháp luật, phân tích chủ thể của quan hệ pháp luật.

10. Hãy nêu các biện pháp để nâng cao hiệu quả của pháp luật.

11. Pháp chế là gì. Phân tích những yêu cầu của pháp chế từ đó hãy chỉ ra những biện pháp để tăng cường pháp chế.

12. Phân tích các dấu hiệu của Vi phạm pháp luật, từ đo nêu khái niệm vi phạm pháp luật… Trách nhiệm pháp lý.

13. Hãy nêu khái niệm quy phạm pháp luật và phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật, từ đó nêu các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật.

14. Nêu các đặc điểm của nhà nước pháp quyền, đặc điểm của nhà nước pháp quyền Việt Nam:

15. Phân tích nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước, chức năng của nhà nước.

16. Khái niệm và hình thức Nhà nước.

17. Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

18. Phân tích các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa.

19. Hệ thống chính trị và vị trí của nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

20. Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật; căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

21. So sánh tính xã hội của Nhà nước với tính xã hội của Pháp luật.

22. Xác định các cặp thuộc tính của pháp luật dường như mâu thuẫn nhau nhưng có tính chất hỗ trợ cho nhau? Giải thích và cho ví dụ minh họa.

23. Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu nhà nước.

24. Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu pháp luật.

25. Thông qua hình thức pháp luật tồn tại trong các kiểu pháp luật, hãy phân tích để cho thấy kiểu pháp luật sau tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước.

26. Tiền lệ pháp có phải là tên gọi khác của án lệ không? Giải thích.

27. Phân biệt áp dụng pháp luật tương tự với áp dụng tương tự pháp luật.

28. Phân biệt áp dụng tương tự pháp luật với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.

29. Áp dụng pháp luật tương tự có phải là Tiền lệ pháp không? Giải thích tại sao?

30. Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật với khách thể của hành vi vi phạm pháp luật.

31. Phân biệt pháp luật Xã hội chủ nghĩa với pháp chế Xã hội chủ nghĩa.

32. Pháp chế có tồn tại ở các nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản không? Tại sao.

33. Điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật khác nhau như thế nào?

34. Phân biệt sự khác nhau giữa Pháp luật với Ý thức pháp luật.

35. Khi nào thì việc điều chỉnh pháp luật diễn ra? Ai có quyền điều chỉnh pháp luật?

One thought on “Tổng hợp câu hỏi ôn thi môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật 2021

  • 10/12/2020 at 3:42 chiều
    Permalink

    1. Phân tích định nghĩa nhà nước.
    2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
    3. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác.
    4. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
    5. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước. Phân loại chức năng của nhà nước. Trình bày hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
    6. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
    7. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
    8. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
    9. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
    10. Phân tích khái niệm hình thức chính thể. Trình bày các dạng chính thể cơ bản, cho ví dụ.
    11. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước. Trình bày các dạng cấu trúc nhà nước cơ bản, cho ví dụ.
    12. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ.
    13. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước. Trình bày các dạng chế độ chính trị, cho ví dụ.
    14. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy.
    15. Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
    16. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.
    17. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.
    18. Phân tích định nghĩa pháp luật.
    19. Phân tích các đặc trưng của pháp luật.
    20. Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
    21. Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
    22. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội.
    23. So sánh pháp luật với đạo đức.
    24. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
    25. So sánh pháp luật với tập quán.
    26. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
    27. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
    28. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
    29. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội.
    30. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
    31. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
    32. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng trong xã hội.
    33. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật, trình bày khái quát các loại nguồn cơ bản của pháp luật.
    34. Phân tích khái niệm văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ về 1 văn bản luật và 1 văn bản dưới luật ở Việt Nam.
    35. Phân tích những ưu điểm, hạn chế của văn bản qui phạm pháp luật so với các nguồn khác của pháp luật.
    36. Phân tích khái niệm tập quán pháp, cho 3 ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam hiện nay.
    37. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ), cho một ví dụ về án lệ tạo ra qui phạm pháp luật và một ví dụ về án lệ giải thích qui định trong pháp luật thành văn.
    38. Phân tích khái niệm qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
    39. Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật, cho ví dụ về từng bộ phận của qui phạm pháp luật.
    40. Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật.
    mong ad giúp em trả lời các câu hỏi này ạ

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *