Tiêu tiền của người cướp ngân hàng có phạm tội?

Ngày 24.1, thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, liên quan đến vụ cướp Ngân hàng Vietcombank tại TP. Hải Phòng xảy ra vào ngày 7.1, Công an TP. Hải Phòng hiện đang tạm giữ hình sự Trần Thị Thu Thủy (22 tuổi, người yêu Nguyễn Văn Nam phạm tội cướp tài sản) về hành vi không tố giác tội phạm vì được bạn trai cho khoảng 1,4 tỉ đồng và sau đó biết bạn trai là nghi phạm vụ cướp ngân hàng nhưng Trần Thị Thu Thủy không trình báo với cơ quan công an.

Như vậy, nếu cô gái này sử dụng số tiền mà bạn trai cướp ngân hàng mà có được có phạm tội?

1. Quy định pháp luật hình sự về sử dụng tài sản phạm tội mà có được

Theo điều 323, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải chú ý hai vấn đề sau:

+   Người có hành vi chứa chấp tiêu thụ không có sự hứa hẹn, bàn bạc, thỏa thuận, trước với người có tài sản phạm pháp.

+  Người chứa chấp tiêu thụ biết rõ tài sản này là tài sản có được do hoạt động phạm tội nhưng không biết tội phạm đó xảy ra ở đâu, khi nào.

2. Tiêu tiền của người cướp ngân hàng có phạm tội?

Như phân tích ở trên, hành vi là dấu hiệu phạm tội quy định tại điều 323, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, có thể bị phạt tù lên đến 15 năm tù, cụ thể:

– Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+  Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *