Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch xã năm 2021 và mức lương

Chủ tịch UBND cấp xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Khoản 4 Điều 8 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV nêu rõ tiêu chuẩn với Chủ tịch UBND cấp xã cụ thể gồm:

Về tuổi đời: Căn cứ vào tình hình của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tuổi đời của Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất 02 nhiệm kỳ.

Về trình độ học vấn: Có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Về chính trị: Ở khu vực đồng bằng, Chủ tịch UBND xã phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; ở khu vực miền núi thì đối tượng này phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Về chuyên môn, nghiệp vụ: Ở đồng bằng, Chủ tịch UBND cấp xã phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; ở miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Riêng trường hợp giữ chức vụ lần đầu thì phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp xã còn phải đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.

Như vậy, để trở thành Chủ tịch UBND cấp xã thì phải đáp ứng các điều kiện về tuổi đời, trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ đã nêu ở trên.

Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã

Lãnh đạo phân công công tác của UBND,các thành viên UBND, công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã, gồm:

Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc UBND trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của UBND cấp xã.

Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể UBND.

Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả.

Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng,phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và UBND cấp trên.

Triệu tập và chủ tọa phiên họp của UBND cấp xã.

Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.

Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trường thôn và tổ dân phố.

Xếp lương Chủ tịch UBND cấp xã

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã là cán bộ cấp xã. Các đối tượng này được xếp lương theo Điều 5 Nghị định 92 này và hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2010 như sau:

**Nếu có trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thì được xếp lương theo 02 bậc: Bậc 01 có hệ số lương là 2,15 và bậc 02 có hệ số lương là 2,65.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng, nên mức lương của Chủ tịch UBND cấp xã là:

– Hệ số bậc 1: Mức lương là 3.203.500 đồng/tháng.

– Hệ số bậc 2: Mức lương là 3.948.500 đồng/tháng.

Trong đó:

– Nếu được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND cấp xã lần đầu (nhiệm kỳ đầu) thì xếp lương vào bậc 01 của chức danh cán bộ cấp xã được đảm nhiệm.

– Nếu có tổng thời gian đủ 05 năm (60 tháng) xếp lương bậc 01 ở chức danh Chủ tịch UBND cấp xã, hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được xếp lương lên bậc 02 của chức danh hiện đảm nhiệm.

– Nếu trong thời gian giữ bậc 01, cán bộ cấp xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật thì sẽ bị kéo dài 06 tháng thời gian xếp lương lên bậc 02.

– Nếu trong một năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.

**Nếu đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên: Thì được xếp lương như bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *