Tại sao có lúc ngày dài đêm ngắn có lúc ngày ngắn đêm dài

Đây là hệ quả của hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, nguyên nhân chủ yếu do:

– Trái đất hình cầu

– Trái đất tự quay quanh trục

– Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng không đổi hướng một góc 66 độ 33 phút

* Biểu hiện:

– 21/3 đến 23/9: Nủa cầu bắc (NCB) ngả về phía mặt trời – góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng lớn hơn – Nhận đựoc nhiều ánh sáng và nhiệt hơn – NCB là mùa nóng, NCN là mùa lạnh

– 23/9 đến 21/3: Nửa cầu bắc xa mặt trời – góc chiếu sáng, thời gian chiếu sánga nhỏ hơn nửa cầu nam – Nửa cầu bắc là mùa lạnh, nửa cầu nam là mùa nóng

– Vào thời kỳ chuyển tiếp xuân phân, thu phân trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía mặt trời như nhau – hai nửa cầu có góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng như nhau trên cùng 1 vĩ độ ở 2 bán cầu

– nhiệt nhận được tương đương – là mùa ấm áp và mát mẻ

– Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau

* Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:

– 21/3 – 23/9: nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời – Mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực bắc, phía trước cực nam – miền diện tích chiếu sáng lớn hơn miền diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam đêm dài hơn ngày

– 23/9 – 21/3: nửa cầu bắc ở ngả xa mặt trời – mặt phẳng phân chia sáng tối đi qua phía sau cực N, phía trước cực bắc – nửa cầu bắc phần diện tích chiếu sáng nhỏ hơn phần diện tích trong bóng tối – nửa cầu bắc ngày ngắn hơn đêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *