So sánh quy chế pháp lý của Vùng đặc quyền kinh tế và Vùng thềm lục địa
Vùng đặc quyền kinh tế và Vùng thềm lục địa đều có các quy định thể hiện chủ quyền chủ quyền quốc gia nhất định. Quyền chủ quyền này tuy thể hiện lợi ích quốc gia ven bờ được hưởng nhưng không có nghĩa là sự lãnh thổ hóa đối với chúng, quyền chủ quyền này thể hiện sự dung hòa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế.
Đều ghi nhận quyền tài phán với các quốc gia ven biển, và quyền tài phán giữa 2 vùng này là tương đồng:nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển… Không làm ảnh hưởng đến quyền tự do truyền thống của các quốc gia khác.
Xem thêm:
- Phân biệt nguyên tắc Tự do biển cả và nguyên tắc Đất thống trị biển
- Phân biệt Phương pháp xác định đường cơ sở thông thường và Phương pháp xác định đường cơ sở thẳng
- So sánh quy chế pháp lý của Vùng đặc quyền kinh tế và Vùng thềm lục địa
Đều có quy định về quyền của các quốc gia trong hai vùng biển này => dung hòa lợi ích.
Các quy định đều bảo đảm lợi ích của các quốc gia, đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ tiến bộ của PL quốc tế và k gây ảnh hưởng đến các vùng khác của cộng đồng quốc tế.
Sau đây là nhứng điểm khác nhau cơ bản giữa hai vùng này:
1. Về khái niệm
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải.
(ii) Thềm lục địa: Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của thềm lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
2. Về cơ sở phát sinh
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Để khai sinh ra vùng đặc quyền kinh tế bắt buộc phải có sự tuyên bố đơn phương từ phía quốc gia đó => tạo nên quy chế.
(ii) Thềm lục địa: Được hình thành do sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ => tạo nên quy chế; không cần phụ thuộc vào bất cứ tuyên bố nào.
3. Về phạm vi chủ quyề
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Có quyền thăm dò và khai thác đối với cả phần vùng nước phía trên và vùng trời trên vùng nước này.
(ii) Thềm lục địa: Các quốc gia thực hiện quyền thuộc chủ quyền đối vs thềm lục địa của mình.
4. Về đối tượng
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Các đối tượng là các lợi ích về tài nguyên thiên nhiên (sinh vật, không sinh vật) trong cột nước của vùng đó.
(ii) Thềm lục địa: Đối tượng là tài nguyên (khoáng sản, động vật định cư, không sinh vật) trên bề mặt đáy biển hay lòng đất đáy biển.
5. Về tính chất đặc quyền
(i) Vùng đặc quyền kinh tế:
– Không tồn tại một cách thực tế và ngay từ đầu.
– Có ngoại lệ: khi không khai thác hết, tồn dư một số lượng cho phép đánh bắt => tạo điều kiện cho các quốc gia không có biển khai thác. (ii) Thềm lục địa: Có tính chất đặc quyền cao hơn => quyền đương nhiên và ngay từ đầu; Không khai thác hết thì các quốc gia khác cũng không được tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác.