SO SÁNH CÔNG ƯỚC BRUSSEL 1924 VÀ CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978
1/ Giống nhau:
– Đều là nguồn luật áp dụng của phương thức vận chuyển bằng tàu chợ
– Đều quy định về phạm vi miễn trách nhiệm cho người chuyên chở
2/ Khác nhau:
Tiêu chí | Công ước Brussel | Công ước Hamburg |
Thời hạn trách nhiệm | Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến => Thời hạn trách nhiệm từ cần cẩu đến cần cẩu theo Khoản 2 Điều 2 và Điều 3. | Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng từ người gửi hàng (hay từ một người làm thay người gửi hàng hoặc từ một cơ quan hay người thứ ba khác theo pháp luật hoặc thể lệ ở cảng bóc hàng, hàng hóa phải được trao cho họ để gửi đi) cho đến khi giao hàng cho người nhận theo Điều 5. |
Cơ sở trách nhiệm | Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của người chuyên chở | Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của người chuyên chở. (Hàng hóa bị coi là chậm giao nếu không được giao tại cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong thời gian đã thỏa thuận rõ ràng hoặc nếu không có thỏa thuận như vậy thì là trong thời gian hợp lý thì người chuyên chở phải giao, có tính đến hoàn cảnh của sự việc. Hàng bị coi là mất nếu không được giao như trên trong thời hạn 60 ngày liên tục kể từ ngày hết thời hạn giao hàng quy định) |
Những trách nhiệm chính của người chuyên chở | Có 3 trách nhiệm chính: – Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển: Tàu phải bền chắc, kín nước, chịu được sóng gió trong điều kiện thông thường; Tàu phải thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa; Tàu được cung ứng đầy đủ về nhiên liệu, biên chế đầy đủ về thủy thủ -Trách nhiệm thương mại: người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và cẩn thận việc xếp, dịch chuyển, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hóa được chuyên chở -Trách nhiệm cung cấp B/L: sau khi nhận hàng từ người gửi hàng tại cảng xếp hàng quy định phải phát hành B/L cho người gửi hàng | Quy định trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc “lỗi hay sơ suất suy đoán” |
Miễn trách cho người chuyên chở | Phạm vi miễn trách nhiệm cho người chuyên chở có 17 căn cứ ( cần mẫn hợp lý, lỗ hàng vận, tai họa hoặc hiểm họa trên biển hoặc trên sông nước…) có thể phân thành 2 nhóm: bất khả kháng thuộc quy luật của tự nhiên; bất khả kháng mang tính xã hội. | Hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm cho người chuyên chở trong 4 trường hợp: cháy, do lỗi ẩn tỳ, cứu hộ sinh mang hay quy định đối với súc vật sống theo Điều 5. |
Giới hạn trách nhiệm bồi thường | 10.000 Franc vàng/kiện hàng hoặc là 1 đơn vị hàng hóa hoặc 30 Franc vàng/1kg trọng lượng hh, tùy theo cách tính nào cao hơn. | 835 SDR/kiện hàng (1 đơn vị hh) hoặc 2,5 SDR/kg trọng lượng hh tùy theo cách tính nào cao hơn theo Điều 6. |