Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959

Các cơ quan đại diện gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại diện cao nhất. Quốc hội bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc hội có nhiệm kỳ là 4 năm. Tại địa phương, Hội đồng nhân dân được lập theo từng cấp.

Các cơ quan chấp hành bao gồm có Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban hành chính các cấp. Trong đó:

– Hội đồng chính phủ do Quốc hội bầu ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Trong Hội đồng Chính phủ bao gồm các thành viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước.

– Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành tại địa phương được thành lập ở ba cấp tỉnh, huyện, xã. Ủy ban hành chính do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình.

Các cơ quan xét xử. Toà án được đổi thành Tòa án nhân dân và được thành lập theo ba cấp: toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp huyện.

Các cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới được thành lập trong bộ máy nhà nước, được tổ chức thành ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử…

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *