Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946

Các cơ quan đại diện, gồm có: Nghị viện nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó, Nghị viện nhân dân (nay là Quốc hội) do nhân dân cả nước bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra. Nghị viện nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm, được bầu trên cơ sở 5 vạn dân thì bầu một nghị viên.

Các cơ quan chấp hành gồm có Chính phủ và Uỷ ban hành chính ở các cấp. Trong đó:

– Chính phủ do Nghị viện nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, phó chủ tịch nước và nội các.

– Uỷ ban hành chính ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và uỷ ban hành chính cấp trên. Ngoài ra, còn có Uỷ ban hành chính bộ, do Hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra, Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã trong huyện bầu ra.

Các cơ quan tư pháp là các cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, gồm có Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp và tòa sơ cấp.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *