Sinh viên luật có nên đi thực tập không lương?
Đối với hầu hết sinh viên luật thì việc đi thực tập sớm để học hỏi kinh nghiệm thực tế, định hướng tương lai là nhu cầu tất yếu.
Trên thực tế, thực tập đối với sinh viên luật thường sẽ có 02 giai đoạn gồm: Giai đoạn thứ nhất là đi thực tập theo nguyện vọng của sinh viên (không bắt buộc) và giai đoạn thứ hai là đi thực tập để tốt nghiệp (cái này thì bắt buộc).
Trong quá trình thực tập sinh viên được vận dụng kiến thức đã được học ở trường kết hợp với việc được chỉ dẫn những kinh nghiệm thực tế (không được dạy trên lớp) để hoàn thành một công việc nhất định nào đó (đôi khi là chạy việc vắt như đi phô tô, sao y, chứng thực,…).
Lợi ích của việc đi thực tập là hoàn toàn có thể thấy được. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong bài viết này là “Sinh viên luật có nên đi thực tập không lương hay không?”.
Câu hỏi tuy đơn giản nhưng có thể sẽ ‘không bao giờ’ có được một câu trả lời trọn vẹn làm hài lòng hết tất cả mọi người (cả người đi thực tập, đơn vị nhận thực tập,…).
Vì theo mình “Sinh viên luật có nên đi thực tập không lương hay không?” nó là một sự LỰA CHỌN, chứ không phải là sự CHẤP NHẬN.
Mà nếu đã là sự LỰA CHỌN thì bạn có thể chọn CÓ hoặc KHÔNG đúng không nào?
Đọc đến đây, có thể các bạn đã biết mình sẽ không khuyên bạn là có NÊN hay KHÔNG? Vì cái gì cũng có hai mặt, giống như bàn tay có 02 mặt “trắng và đen” thì việc có nên đi thực tập không lương hay không nó cũng có mặt TÍCH CỰC và TIÊU CỰC vậy (nhưng mình lưu ý, đay cũng chỉ là một góc nhìn, có thể ở góc nhìn của mình thì nó là TIÊU CỰC, nhưng ở góc nhìn của bạn hoặc của người khác thì nó TÍCH CỰC các bạn nhé):
– Thực tập không lương hay có lương đều mang lại cho bạn những kinh nghiệm công việc thực tế vô cùng quý báu, tuy nhiên:
+ Nếu thực tập có lương đòi hỏi bạn trách nhiệm lớn hơn trong công việc (vì bản chất khi bạn được trả tiền để làm một công việc thì đó là trách nhiệm của bạn), bạn sẽ được hướng dẫn nhưng trách nhiệm hoàn thành công việc là của chính bạn chứ không ai khác, bạn sẽ phải phải tự tìm hiểu, tự thân vận động để đúc rút kinh nghiệm rất nhiều ==> Áp lực công việc sẽ nặng hơn ==> Bắt buộc bạn phải phấn đấu, cố gắng để hoàn thành trách nhiệm của mình.
+ Nếu thực tập không lương thì bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình hơn, có thể được “cầm tay chỉ việc” để hoàn thành công việc được giao, trách nhiệm của bạn không lớn ==> Áp lực công việc với bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc này có thể làm bạn mất động lực phấn đấu, cố gắng (cái này là tâm lý).
– Thực tập có lương thì bạn sẽ có một khoảng thu nhập nhất định để trang trải trong quá trình đi thực tập (như xăng xe, ăn uống, tiệc tùng cùng đồng nghiệp,…);
Nhưng nếu thực tập không lương thì có thể ba mẹ bạn sẽ phải gửi thêm tiền sinh hoạt hằng tháng cho bạn để đi thực tập ==> nếu gia đình bạn không khá giả thì khoản tăng thêm này thật sự là một gánh nặng tài chính cho ba mẹ của bạn.
– Thực tập không lương, cơ hội bạn được tiếp xúc trực tiếp, được xắn tay vào công việc của đơn vị thực tập sẽ thấp (thấp chứ không phải là không có) hoặc bạn phải trải qua một quá trình pha trà, rót nước,… đủ dài để được đơn vị thực tập tin tưởng giao việc ==> Dễ sinh ra chán nản và bỏ ngang.
Thực tập có lương thì lại khác, bạn làm được việc thì người ta mới trả lương cho bạn, chứ khi không lại trả lương cho bạn để pha trà, rót nước sao ==> Bạn sẽ sớm được tiếp xúc công việc thực tế nhé.
Nói ra thì dài dòng nhưng tựu chung lại việc “có nên đi thực tập không lương hay không?” phụ thuộc vào LỰA CHỌN của chính bạn và hãy nhớ là “không chỉ có 1 nơi để thực tập”. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có sự cân nhắc LỰA CHỌN phù hợp.
Mọi ý kiến góp ý, vui lòng bình luận bên dưới để cùng trao đổi về vấn đề này nhé.