Sáng chế mật là gì?

1/ Quy định về sáng chế mật?

Theo khoản 12a, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì: Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo đó, sáng chế mật là một giai pháp kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng có tính mới, tính sáng tạo so với thế giới và được xác định là bí mật nhà nước được bảo vệ theo chế độ riêng. Những thông tin về sáng chế mật không thể được công bố, triển khai áp dụng như các sáng chế thông thường khác. Sáng chế mật chỉ có thể được cấp bằng sáng chế mật hoặc bằng giải pháp hữu ích mật.

2/ Sử dụng sáng chế mật

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sử dụng, giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng sáng chế mật nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội theo quy định của pháp luật.

3/ Một sáng chế được giải mật

Việc xác định sáng chế mật và giải mật do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Kể cả ngày sáng chế mật được cơ quan có thẩm quyền giải mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được xử lý như sau:

– Đơn sáng chế mật tiếp tục được xử lý như đơn sáng chế;

– Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật được chuyển đổi thành Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế.

4/ Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được đăng ký sáng chế mật ở những nước có quy định về bảo hộ sáng chế mật và phải được Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và Công nghệcho phép theo quy định của pháp luật.

– Sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài trái với quy định về kiểm soát an ninh sau đây:

– Chỉ được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

– Không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi sáng chế được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *