Review sương sương về các trường Đại học Luật tại Việt Nam

Sau đây, mình tổng hợp một số thông tin “rì viu” sương sương về các trường Đại học Luật, các trường có đào tạo ngành Luật tại Việt Nam để các bạn cùng xem xem có đúng không nhé (mọi thông tin trong bài viết này được mình sưu tầm từ nhiều nguồn khác chứ mình không tự nghĩ ra nhé, nên nếu có sai sót các bạn nhắn mình nhé):

(Mọi thông tin review về trường của mình, các bạn có thể bình luận bên dưới hoặc gửi về email: ThuKyPhapLy@gmail.com hoặc gửi inbox trực tiếp về Fanpage PHÁP LUẬT VIỆT NAM cho mình nhé)

I. Đại học Luật TPHCM: Chuyện chưa kể!

1. Tự hào là trường ĐH nằm ngay trung tâm, cạnh Bến Nhà Rồng-Bitexco-Phố Đi Bộ, tấc đất tấc vàng nên khuôn viên trường khá nhỏ, do đó trường không có chỗ để xe cho sinh viên (chắc chỉ có trường tui mới có điều này). Với cái nắng khô cứng cả Kotex của Sài Gòn mà phải đứng chờ một hàng dài để giữ xe bên bến Nhà-Rồng-không-mái-che, Hữu Vi phiên bản đại học Luật sẽ được tái hiện rất chân thật còn hơn selfie mặt mộc.

2. Cũng vì khuôn viên trường ở quận 4 nhỏ nên muốn tham gia các chương trình hoặc hoạt động cần diện tích lớn thì phải qua cơ sở 2 ở tận Thủ Đức. Đối với các bánh bèo ngu đường thì việc chạy từ quận 4 qua quận Thủ Đức sẽ như là địa ngục.

3. Trường chỉ có duy nhất một thang máy dành cho sinh viên ở sảnh A nên đối với những ai không kiên nhẫn thì chuyện đi thang bộ tới lầu 5, lầu 6 là bình thường như cơm bữa. Tự nhủ trong lòng “Mình chỉ đang tập thể dục để giảm béo” để có động lực đi tiếp. Có điều leo riết rồi hai bẹn như hai miếng khô bò hạng A vậy.

4. Câu nói “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” hoàn toàn đúng với việc đăng ký học phần của đại học Luật. Học ở đây sẽ không phải canh giờ để vô web trường hoặc hồi hộp như lúc đợi điểm thi đại học để coi đã đăng ký thành công chưa. Không khác gì xem JAV bên cạnh cuộn giấy vệ sinh, thấy đăng ký thành công là rùng mình lên đỉnh.

5. Một lớp học cần ít nhất một người dịch thời khóa biểu, vì nếu không, chẳng ai biết mình sẽ học môn này giờ nào. Đi học mà hệt như tham gia trò chơi lớn, đi một đoạn, giải mật thư xong mới biết mình phải đi tiếp về hướng nào. Hố một chút thôi là gặp cái mật thư có nội dung “Cheets Miaj Rooif!”

6. Thầy cô trường Luật không bao giờ (hoặc ít) điểm danh nên cúp học là một điều khá bình thường ở đây. Tỷ lệ cúp học thường có qua hệ biện chứng sâu sắc, kín đáo và mật thiết với tỷ lệ nợ môn.

7. Cũng như bao trường đại học khác, sinh viên đại học Luật đều là những con người đa màu đa sắc; mọt sách tri thức và biết hết 7749 các điều luật không phải là kiểu người duy nhất ở đây.

8. Học luật là để lách luật. Cho nên đối với việc cấm photo và sử dụng sách, tài liệu photo, sinh viên trường Luật đã có cách đối phó. “Chị học Ulaw mà chị không dám nói. Chị sợ bị hỏi có dùng sách photo không”

9. Xem xong lịch thi học kì 2 của năm nhất sẽ thấy rất hãm. Thi 6/8 môn trước khi học quân sự 1 tháng, sau đó mới thi tiếp 2 môn còn lại, trong khi thời gian thi 6/8 môn kia là khoảng HAI TUẦN … giống như mình đang nện miệt mài thì partner nó ngủ quên mịa, sáng ra nó bảo “em tưởng anh chưa cho vào!”

10. Vẫn là câu nói học luật để lách luật, nhưng chưa kịp lách luật thì lách qua hàng trăm ngàn con người trên Nguyễn Tất Thành để tới trường thì đã xệ cả dzú rồi. Đừng nhắc đến chuyện lách qua kỳ thi Toeic, mà nó lại chảy dài tới rốn.

II. Đại học Mở TPHCM: Những điều thú vị!

1. Đại học Mở, nghe tên thấy hoang mang vô định, hổng biết là đào tạo ngành gì và hổng đào tạo ngành gì. Tuy ba má khi khai sinh đã đặt tên là Mở nhưng cả cuộc đời sống khá khép kín, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, sống lặng lẽ như người con gái Nam Xương. Tuy có nhiều cơ sở, nhưng dù là nội thành hay ngoại thành đều sống một mình một cõi, không cần chơi với ai. (Mới đây Nguyễn Kiệm đã có cổng, còn Võ Văn Tần thì vẫn là chiếc cổng sắt ấy)

2. Trường có 6 cơ sở, nghe thì chắc mấy đứa học Kinh Tế sẽ thấy đỡ tủi thân và mấy đứa học Sư Phạm sẽ có thể vênh mặt lên kiêu ngạo. Nhưng thật ra là dù có nhiều cơ sở nhưng người ta không có phải chạy show, học cố định một chỗ thôi. Không phải kiểu sáng quận 3 chiều quận 5.

3. Trong nội thành thì có 4 cơ sở. Cơ sở bên Hồ Hảo Hớn và Nguyễn Kiệm iz da bezt. Mai Thị Lựu tuy là con ghẻ nhưng cũng mới được sửa sang lại sạch đẹp thơm tho. Võ Văn Tần là cơ sở chính nên ngoại hình cũng còn ngon, điện nước đầy đủ (hay được tu sửa bởi vì sợ người ta hiểu lầm là NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC) chỉ có toilet đôi khi hơi có mùi và wifi phải mất 8000 năm để load facebook. (Toilet dạo này đã xịn hơn nhiều)

4. Mấy đứa học ở Nguyễn Kiệm hay Võ Văn Tần hay kêu wifi chậm, bị lag không chơi game được. Còn mấy đứa học ở Mai Thị Lựu thì…bốn năm rồi nhỉ?

5. Cơ sở Nguyễn Kiệm tuy hơi khuất tầm nhìn nhưng được cái xịn nhất, tiêu chuẩn nếu không được 5 sao thì cũng có thể xếp cho 4 sao rưỡi. Phòng học rộng rãi thoáng mát, phòng nào cũng có từ 2 – 4 máy lạnh còn bonus thêm quạt trần nên dù là mùa hè thì vẫn có thể diện những item thời trang như mùa tuyết rơi ở Sapa. Đặc biệt toilet nữ lầu 5 (view sân bay)

6. Nhà vệ sinh vừa có vòi xịt đít như vòi cứu hỏa, xịt phát muốn lên đến não lại còn có thêm giấy. Vừa sáng và sang có luôn quạt máy, nếu cho thêm tí âm nhạc hàn lâm thì có thể vừa đi ỉa vừa có thể đọc sách chiêm nghiệm về cuộc đời. Đặc biệt là nhà vệ sinh ở tầng 5 cơ sở Nguyễn Kiệm và Võ Văn Tần, hãy đi và trải nghiệm!

7. Máy lọc nước xuất hiện ở khắp các tầng dành cho mấy đũy khát thấy mẹ nhưng lười di chuyển. Thùng rác nhìn Đông nhìn Tây gì cũng thấy, muốn xả rác bừa bãi cũng không được.

8. Nếu so sánh sân trường của OU với sân trường của Bách Khoa thì cũng giống như mang sân nhà ra so sánh với sân bay. Ngày hội Open Day chào đón tân sinh viên cũng mang ra quân khu 7 tổ chức vì sân trường nhỏ xíu…à mà làm gì có sân trường.

9. Cơ sở Võ Văn Tần, tuy là mặt tiền nhưng đi ngang nếu không để ý thì cũng không nghĩ nó là trường ĐH, nhìn bề ngoài nó giống ngân hàng đến 7 – 8 phần.

10. Nếu như căn tin ở Sư Phạm còn có mấy đứa Tự Nhiên qua ăn ké thì căn tin ở ĐH Mở là một thứ rất đỗi nhạt nhòa. Giờ chơi thường thấy sinh viên lai vãng ở Ministop hay Circle K cạnh trường, không thôi thì ăn uống ở mấy xe đồ ăn ở bên ngoài. Căn tin thực sự khó mà buôn bán khi trước cổng trường nhìn éo khác gì ngày hội ẩm thực.

11. Dãy A và B ở Nguyễn Kiệm tuy là hai chữ cái kế nhau, nhưng thực ra tầm nhìn và vị trí địa lý chính là ở cạnh bên nhưng rất xa xôi. Lần đầu học tin học, đứng ở dãy A hỏi phòng máy ở dãy B nằm đâu, dù được chỉ đường nhưng cũng cảm thấy mông lung như một trò đùa. Đây là câu chuyện tuy pùn nhưng có thật!

12. ĐH Mở nổi tiếng với văn hóa xếp hàng, đến trước thang máy vào giờ cao điểm sẽ thấy sinh viên xếp một hàng dài như đường Cách Mạng Tháng 8, xếp hàng nhiệt tình như đang chờ phát gấu hay phát trà sữa miễn phí, có khi xếp thành hai hàng luôn cho trất’s.

13. Tuy không khó tìm xe như gửi xe ở trong mấy trung tâm thương mại nhưng thật ra tìm xe ở hầm giữ xe ĐH Mở cũng là một dạng thử thách. Mấy chú giữ xe còn có sở thích là dời xe đi góc khác nên dù nhớ được chỗ mình đậu xe thì cũng không có giúp ích gì mấy.

14. Trường có cơ sở học quốc phòng riêng ở Long Bình Tân, Đồng Nai. Đi quốc phòng như đi tour dzu lịch. Đồng thời với nhiều bài nhảy xuất phát từ đó.

15. Nếu như lao công hay bảo vệ ở trường khác đã trở thành một nỗi ám ảnh thì ở ĐH Mở là ngược lại. Lao công hay bảo vệ đều rất dễ thương và dễ chịu. Mấy cô lao công với sinh viên trường có mối quan hệ xã giao rất tốt. Thậm chí còn gọi là Má. Còn thái độ của mấy chú giữ xe thì còn tùy vào thái độ sống, kỹ năng dắt xe và độ may mắn của bạn.

III. Đại học Kinh tế – Luật TPHCM: Chuyện chưa kể!

1. Trường tui có cái tòa nhà mới xây, cực kì soang choảnh. Chắc bạn chưa bao giờ được hưởng cảm giác vừa “hoà khí dân tộc” vừa nghe nhạc? Anh chị xem có thể thoải mái vô nhà vệ sinh 5* để check in rồi sống ảo, hy vọng nhà trường lắp thêm wifi trong trỏng với cái ổ điện kế bên cái bồn ị thì tui sẽ đề xuất lập fanpage “Hội những người ăm dầm nằm dề trong toilet trường UEL”

2. Chắc có lẽ Chi Pu cũng phải chào thua với độ yêu âm nhạc của trường tui, có hẳn một cây đàn piano đặt ngay sảnh, và đây cũng là một nguồn cảm hứng cho những thanh niên thất tình. Lần đầu tiên bước vào trường, tui cứ tưởng là lạc vào trường văn hóa nghệ thuật dân tộc hay đại loại vậy đó, cái trường gì mà đi đâu cũng thấy ca, múa, đàn, nhạc, nhảy như cái Làn Sóng Xanh thập niên 90.

3. Bạn nghĩ lên ĐH sẽ có bồ? Ừ, ở UEL chỉ có bồ câu thôi. Trường tui có nuôi đàn chim bồ câu, đây là do mấy bác bảo vệ nuôi cho dzui nhà dzui cửa. Nó dạn lắm, mình sợ nó chứ nó làm gì sợ mình. Mà nhiều lúc tui nghĩ nó là con gà chứ éo phải chim, chim gì mà to bà cố luôn, mà đúng ra phải gọi nó là bồ câu heo. Nhìn trong trường có cây có chim thấy bản thân connect với tự nhiên dễ sợ, cảm thấy yêu thiên nhiên nhiều hơn trừ cái khoảnh khắc nó thả số dư từ ruột già nó lên đầu tui.

4. Nếu được chọn chỗ ngủ trưa miễn phí ở rì-sọt Vinperl hay khách sạn view biển 5 sao Mường Thanh, tui sẽ chọn hành lang ở trường tui.

5. Nói về căn tin- tui tự hào chắc đây là một trong những căn tin hiện đại của hệ thống KTX của nước ta. Căn tin được xây dựng theo hình thức như buffet. Nghĩa là sinh viên sẽ tự lấy khay, muỗng, tự chọn món, tự tính tiền, tự cất khay, phân loại rác sau khi ăn xong… tui thấy thật thoải mái ngoại trừ có đôi lúc trở thành ô sin bất đắc dĩ cho đũy bạn thân.

6. Người Sài Gòn nghĩ là chỉ có Bitexco mới có sân đáp trực thăng cho đến khi họ thấy sân thượng trường tui. View cực đẹp, cầm ly cafe sữa 12K lên đây ngồi đá lưỡi cả buổi, mệt thì về.

7. Phải nói là tui yêu cô lao công với bác bảo vệ trường tui lắm, mọi người ai cũng hiền lành, dễ thương, không có làm khó sinh viên gì sấc. Có đôi lúc bác bảo vệ còn sửa xe miễn phí cho sinh viên, những hình ảnh đẹp ngày càng được truyền bá rộng rãi đến toàn sinh viên UEL, và có lẽ khi ra trường sẽ nhớ lắm…

8. UEL tui có phòng mô phỏng thị trường tài chính đầu tiên tại Việt Nam, rồi sàn chứng khoán ảo FESE, đây là nơi lí tưởng cho UEL-ers áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế, nhưng có đôi lúc bạn biết rằng lí thuyết éo giống thực tế xíu nào. Kiểu như học toán tích phân rồi ra trường đi bán tạp hoá cho má dzậy đó.

9. Nói UEL ở đâu thì không ai biết, nói gần Nông Lâm thì biết, fine 🙂

10. Pass wifi thấm đẫm cute và sến súa: maiyeuuel.

Nguồn: Tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *