Quy định về xác lập Nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam?
Trong thời đại nền kinh tế thị trường cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng một nhãn hiệu mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng trên thị trường, phát triển nhãn hiệu một cách rộng rãi và trở thành nhãn hiệu nỗi tiếng.
Mục đích chính của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, đối với những nhãn hiệu được xây dựng lâu dài, được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi và tín nhiệm thì sẽ đem lại những lợi thế kinh doanh rất lớn cho chủ sở hữu, thì được xem là nhãn hiệu nổi tiếng.
1/ Định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng:
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 (Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Theo quy định trên thì phạm vi nhãn hiệu nổi tiếng phải được đưa ra trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, nhưng nếu người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này chưa được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ:
2/ Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng:
Ngoài những đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng còn có những đặc điểm riêng, cụ thể là:
– Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
– Là nhãn hiệu có căn cứ xác lập quyền, có tiêu chí đánh giá, có cơ chế bảo hộ riêng, khác hoàn toàn so với nhãn hiệu thông thường.
– Là một ưu thế kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì khi được khách hàng biết đến một cách rộng rãi, được khách hàng tin tưởng thì doanh nghiệp đã có một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với những nhãn hiệu cùng loại.
– Là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp.
3/ Căn cứ xác lập quyền nhãn hiệu nổi tiếng ở Viêt Nam:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 (Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2005) như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.
Tại Khoản 2 Điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thì: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”.
Theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/nđ-cp ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp cũng quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ”.
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập hoàn toàn khác với nhãn hiệu thông thường. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập quyền sở hữu trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi, được người tiêu dùng công nhận, không cần tiến hành thủ tục đăng ký.