Quy định về chống bán phá giá theo GATT 1994 và hiệp định ADA
1. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi nào?
– Sản phẩm đó được xuất khẩu => Phải có hành vi xuất khẩu thì mới được.
– Giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường (Điều VI GATT/ADA)
Nếu như thuộc trường hợp không trong điều kiện thương mại thông thường: Không tồn tại mức giá nội địa, mức giá XK không đáng tin cậy (không được bán cho một người nhập khẩu độc lập…) Điều VI:1 GATT, Điều 202 ADA. Thì giá trị thông thường sẽ được tính trên:
– Giá bán tại thị trường nước thứ ba
– Giá trị cấu thành hợp lý của hàng hóa (chi phí sản xuất tại quốc gia xuất khẩu + chi phí quản trị, bán hàng + khoản lợi nhuận hợp lý).
2. Phương pháp tính biên độ phá giá
Biên độ phá giá = (giá thông thường – giá xuất khẩu) / giá xuất khẩu. => nếu giá XK< Giá thông thường => bán phá giá
3. Điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán chống bán phá giá
Theo điều 5.8 ADA “nước nhập khẩu chỉ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi:
– Khối lượng Hàng nhập khẩu bị bán phá giá đáng kể: > 3 %.
– Biên độ bán phá giá trên 2%.
– Tổng số hàng nhập khẩu của mỗi nc dưới 3% nhưng tổng số lượng nhập khẩu của các nước này trên 7% thì áp dụng.
– Gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước (điều VI GATT) (Điều 3 ADA)
– Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục. Nghĩa là nó phải đc nộp đơn và yêu cầu bởi ngành công nghiệp sản xuất ĐẠI DIỆN sản phẩm tương tự với sp điều tra và yêu cầu cơ quan của quốc gia mình điều tra
Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn cũng có nghĩa vụ cung cấp những chứng cứ liên quan đến việc là có bán phá giá, có thiệt hại xảy ra => cơ quan điều tra của quốc gia có thẩm quyền sẽ quyết định nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì họ sẽ ra quyết định khởi kiện điều tra chống bán phá giá => có 1 khoảng thời gian để đưa ra quyết định điều tra sơ bộ => nếu quyết định điều tra sơ bộ xác định là k bán phá giá, cuộc điều sẽ dừng, nếu xác địh là có bán phá giá thì các bên sẽ được quyền lựa chọn:
+ tiếp tục khởi kiện hoặc;
+ đưa ra 1 số cam kết.
Cuối cùng sẽ có quyết định điều tra cuối cùng có bán phá giá hay k, biên độ bán phá giá là bao nhiêu, thuế chống bán phá giá cuối cùng là bao nhiêu.
Sau khi đã hội tụ đủ 3 điều kiện thì sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
4. Các biện pháp chống bán phá giá cụ thể
– Biện pháp tạm thời.
– Thuế chống bán phá giá (Các biện pháp này chỉ có thể áp dụng tạm thời, 5 năm. Nếu hết 5 năm, phải tiến hành rà soát hoàng hôn. Nếu hết 5 năm vẫn còn bán phá giá thì khởi xướng 1 cuộc điều tra khác).
– Cam kết về giá (sự thoả thuận giữa DN xuất khẩu và nhà nhập khẩu để nâng giá xk lên để giá xk đấy k còn thấp hơn giá trị thông thường nữa).