Quy định về các biện pháp tự vệ thương mại theo GATT
1. Biện pháp tự vệ thương mại Điều 19 GATT
Tự vệ thương mại là biện pháp khẩn cấp nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn trong cạnh tranh vs hàng nhập khẩu phát sinh do sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu trên thị trường và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Biện pháp tự vệ thương mại gồm
– Thuế (thuế nhập khẩu vượt quá mức thuế trần)
– Hạn ngạch (hạn chế số lượng)
– Hạn ngạch thuế quan
2. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
– Khi lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột biến
– Đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước
– Có mối quan hệ nhân quả giữa 2 cái trên
Áp dụng thống nhất cho hàng Nhập khẩu từ các nước
* Như thế nào là gia tăng đột biến?
Cần sự nhập khẩu năm sau tăng hơn năm trước. Theo điều 2.1 SA thì có 2 loại gia tăng:
– Gia tăng tuyệt đối: Sự gia tăng mang tính định lượng cụ thể bằng tấn hàng nhập khẩu hoặc số lượng lớn đơn vị hàng nhập khẩu.
– Gia tăng tương đối: sự gia tăng của khối lượng hàng nhập khẩu trong so sánh với khối lượng hàng hóa được sản xuất trong nước.
+ Phải điều tra trong quá khứ gần, điều tra từ 3-4 năm liên tục.
+ Phải gia tăng mang tính khuynh hướng
+ Phải có 1 khoản thời gian đủ dài để xem xét sự gia tăng
+ Phải gia tăng liên tục trong khoản thời gian được xem xét chứ k chỉ xét thời điểm đầu và cuối.
+ Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành SX trong nước
* Đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước?
Điều 4 hiệp định tự vệ thương mại SA
– Tổn hại nghiêm trọng: là sự suy giảm toàn diện và đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa
– Đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng: được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ tổn hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng xa;
– Trong khi điều tra thì cơ quan chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan đến đối tượng sản xuất của ngành này. (đặc biệt là tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối, thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu này, sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc làm.)
– Phải chứng minh mối quan hệ nhân quả.
3. Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sx nội địa nước nhập khẩu
=> Khởi xướng điều tra => Biện pháp tự vệ tạm thời
=> Điều tra và công bố kết quả điều tra về các điều kiện áp dụng Biện pháp tự vệ
=> Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng Biện pháp tự vệ
* Biện pháp tự vệ tạm thời: Điều 6 SA.
– Điều kiện: trong quá tình điều tra sơ bộ đã có chứng cứ rõ ràng cho thấy sự tồn tại của 3 điều kiện về mặt nội dung.
– Thời hạn: 200 ngày và dc tính vào tổng thời gian thực hiện biện pháp chính thức
– Hình thức: tăng thuế suất đối vs hàng nhập khẩu và sẽ được hoàn trả nếu sau đó có kết luận không tồn tại điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ.
– Thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại
– Thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại phải đi kèm bồi thường (Điều 8 SA)
Các biện pháp tự vệ: Điều 5 SA
– Hạn ngạch: phân bổ hạn ngạch tính theo mức nhập khẩu trung bình của 3 năm gần nhất của hàng nhập khẩu.
– Tăng thuế nhập khẩu
– Rà soát: Điều 11 SA
– Thời hạn tự vệ: không quá 4 năm (tính cả thời gian áp dụng bp tạm thời) và phải giảm dần theo định kì sau năm đầu tiên áp dụng. TH áp dụng trên 3 năm thì phải được xem xét lại vào giữa kì để cân nhắc khả năng chấm dứt or giảm mức áp dụng mạnh hơn nữa.
=> có thể gia hạn thêm 1 lần, tối đa k quá 8 năm. (phải đáp ứng đầy đủ điều kiện thì mới được làm)