Phân tích khái niệm, ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là gì?
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thực hiện trên thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Kinh tế thị trường là sản phẩm văn minh của nhân loại, nó có quá trình phát triển với các trình độ từ thấp đến cao, từ kinh tế thị trường sơ khai, đến kinh tế thị trường tự do và ngày nay là kinh tế thị trường hiện đại.
Ưu thế và nhược điểm của nền kinh tế thị trường
– Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
+ Một là, kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
+ Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
+ Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
+ Thứ tư, nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh dân chủ, tự do và công bằng; lựa chọn cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu.
– Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường:
+ Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
+ Hai là, nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
+ Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.