Phân tích các giai đoạn tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự
1. Khởi tố vụ án hình sự:
Là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. có dấu hiệu của tội phạm hoặc dựa vào sự tố giác của quần chúng nhân dân để ra quyết định khởi tố.
Có thể bắt xong mới khởi tố đối với những tội nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra trong quân đội khởi tố vụ án hình sự với tội phạm thuộc quyền xét xử của tòa án quân sự.
2. Điều tra vụ án hình sự:
Là giai đoạn thứ 2 của tố tụng hình sự, cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập thông các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xử lý tội phạm.Ke biên thu giữ tài sản và tạo điều kiện cần thiết khác theo pháp luật để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Trong điều kiện đặc biệt có thể bắt người: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Thời gian điều tra tối đa với cấp huyện là 8 tháng, cấp tỉnh là 12 tháng, tòa án nhân dân cấp cao là 16 tháng.
3. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Giai đoạn này bắt đầu từ ngày tòa án nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành các công việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa và phải đưa ra một trong các quyết định sau:
+ Đưa vụ án ra xét xử.
+ Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành qua các bước: khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.
4. Giai đoạn xét xử phúc thẩm:
– Phúc thẩm: Là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa chữa những sai lầm mà có thể tòa án sơ thẩm mắc phải. Giai đoạn này là giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự. Tòa án phúc thẩm có quyền quyết định:
+ Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
+ Sửa bản án sơ thẩm.
+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
+ Thời hạn kháng cáo của bị cáo và đương sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấp 15 ngày, viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày. Sau đó bản án có hiệu lực.
5. Thi hành án hình sự:
Là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm thi hành các bản án, và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.
+ Công an huyện, chính quyền, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ thi hành án hoặc quyết định của tòa án, báo cáo cho chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án
6. Giám đốc thẩm, tái thẩm:
– Giám đốc thẩm là xem xét lại bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật trong việc xét xử vụ án.
+ Căn cứ kháng nghị là: việc điều tra xét hỏi ở phiên tòa bị phiến diện, không đầy đủ, kết luận của bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.
+ Có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra truy tố, xét xử hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng bộ luật hình sự.
– Tái thẩm là thủ tục đặc biệt áp dụng đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, khi phát hiện những tình tiết mới có thể thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định của tòa án không biết khi ra quyết định đó
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tất cả các bản án.