Phân biệt tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật, cho ví dụ
Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật cùng với sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là 04 hình thức thực hiện pháp luật.
Giữa tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật có điểm chung đều là hình thức thực hiện pháp luật bắt buộc thực hiện và là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.
Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản như sau:
1. Về khái niệm
+ Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật không thực hiện các hành vi xử sự mà pháp luật cấm.
+ Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
2. Về hình thức thể hiện
+ Tuân thủ pháp luật: thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán.
+ Thi hành pháp luật: thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc.
3. Ví dụ
+ Tuân thủ pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn giả tạo, và công dân nam, nữ trong độ tuổi kết hôn không kết hôn giả tạo.
+ Thi hành pháp luật: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân khi nhận được giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì phải chấp hành.