Phân biệt “Từ đủ”, “Dưới”, “Chưa đủ” khi áp dụng luật

Việc xác định chính xác độ tuổi của một người là vô cùng quan trọng. Vì nếu xác định sai độ tuổi sẽ dẫn đến việc áp dụng quy định pháp luật sai, đồng nghĩa các hậu quả/rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

“Từ đủ”, “Dưới” và “Chưa đủ” là ba khái niệm phổ biến dùng để xác định tuổi của một người trong pháp luật Việt Nam mà mọi người cần phải phân biệt được để áp dụng quy định pháp luật cho phù hợp:

  1. Khái niệm “Từ đủ”

Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2008 quy định:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”

Như vậy: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên thì có thể đăng ký kết hôn ==> Thời điểm Nam đủ 20 tuổi tính sẽ tính từ sinh nhật thứ 20 của người nam ấy.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 01/01/2000 thì đến ngày sinh nhật thứ 20 của A – tức ngày 01/01/2020 thì A đủ 20 tuổi và có thể kết hôn ==> thời điểm A được xác định là từ đủ 20 tuổi sẽ tính từ ngày 01/01/2020.

  1. Khái niệm “Chưa đủ”

Khoản 1, Điều 21 của BLDS 2015 quy định:

“Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

==> Thời điểm một người được xác định là đủ 18 tuổi sẽ tính từ ngày sinh nhật thứ 18 của người đó ==> Chưa đến ngày sinh nhật thứ 18 thì người đó được xác định là chưa đủ 18 tuổi.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 01/01/2002 ==> Đến sinh nhật thứ 18 – tức ngày 01/01/2020 thì anh A đủ 18 tuổi ==> chưa đến ngày 01/01/2020 thì anh A chưa đủ 18 tuổi.

  1. Khái niệm “Dưới”

Khoản 2, Điều 91 của BLHS năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 14, Điều 1 của Luật sửa đổi BLHS năm 2017 quy định:

“2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:…”

Như vậy: Người dưới 18 tuổi tức là người chưa đủ 18 tuổi ==> khái niệm “Dưới” với khái niệm “Chưa đủ” tương đồng với nhau.

Trên đây là quan điểm của mình về các khái niệm “Từ đủ”, “Dưới” và “Chưa đủ”. Mọi ý kiến thắc mắc, góp ý vui lòng bình luận bên dưới để được trao đổi, hoàn thiện.

One thought on “Phân biệt “Từ đủ”, “Dưới”, “Chưa đủ” khi áp dụng luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *