Phân biệt Ngày có hiệu lực và Thời điểm áp dụng trong văn bản

Ngày có hiệu lực với Thời điểm áp dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc hiểu đúng ý nghĩa của ngày có hiệu lực và thời điểm áp dụng là rất quan trọng trong việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.

1. Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Ngày có hiệu lực được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng quy định tại Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

2. Thời điểm áp dụng

Thời điểm áp dụng là thời gian quy định, chính sách… đó được thực thi trên thực tế, có thể trước, sau hoặc cùng lúc với thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021 nhưng thời điểm áp dụng là từ ngày 01/01/2021. Tức là, các đối tượng quy định tại Thông tư này được điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2021 chứ không phải tới ngày 15/02/2021 mới điều chỉnh.

One thought on “Phân biệt Ngày có hiệu lực và Thời điểm áp dụng trong văn bản

  • 22/12/2021 at 2:00 chiều
    Permalink

    Bạn nói đúng khi cơ quan Trung ương ban hành VBQPPL và cũng chỉ trong trường hợp cần đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân được quy định trong Luật, nghị quyết của Quốc hội mà thôi. Còn đối với VBQPPL của chính quyền địa phương các cấp thì không được ban hành VBQPPL có hiệu lực hồi tố. Bạn nói như vậy là sai và điều này nguy hiểm đến nhận thức của nhiều người.

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *