Phân biệt Học hàm và Học vị năm 2021 theo Luật
“Học hàm” và “Học vị” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau; sau đây là những tiêu chí cơ bản để phân biệt hai khái niệm này:
1. Về khái niệm
Học hàm: Là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Bao gồm Giáo sư, Phó giáo sư.
Học vị: Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định. Bao gồm:
– Tú tài: tốt nghiệp THPT;
– Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ,…: tốt nghiệp Đại học;
– Thạc sĩ: tốt nghiệp cao học;
– Tiến sĩ: tốt nghiệp tiến sĩ;
– Tiến sĩ khoa học: nghiên cứu sinh hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ.
2. Về lương
(1) Học hàm:
– Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
– Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)
(2) Học vị:
– Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
– Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
3. Về chế độ nâng lương
Học hàm: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
Học vị: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
Nguồn: Tổng hợp.