Nước ta có tất cả bao nhiêu trường quân đội? Tuyển sinh ra sao?

I. Các trường đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch hệ chính quy trong quân đội

1. Các trường tuyển sinh đào tạo gồm:

Học viện Lục quân; Học viện Chính trị; Học viện Hậu Cần; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Phòng không – Không quân; Học viện Hải quân; Học viện Biên phòng.

2. Tổ chức tuyển sinh

Xét duyệt hồ sơ (không tổ chức thi đầu vào); căn cứ chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao và nhân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường tổ chức xét duyệt; triệu tập học viên vào đào tạo; kiểm tra sức khỏe, văn bằng, chứng chỉ và báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.

Đối với những trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp đại học, nếu đủ Điều kiện mở lớp, các trường thực hiện như sau:

– Tổ chức thi tuyển đầu vào đào tạo theo quy định về đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng;

– Số trúng tuyển vào đào tạo theo chức vụ gắn với trình độ học vấn, số còn lại đào tạo theo chức vụ cán bộ;

– Thời gian thi, đề thi, môn thi, Điểm trúng tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định và báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cùng với số đã có bằng đại học.

II. Các trường đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học hệ chính quy trong quân đội

1. Các trường tuyển sinh

Trường được tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, hệ chính quy, gồm:

– Học viện Kỹ thuật quân sự;

– Học viện Quân y;

– Học viện khoa học quân sự;

– Học viện Phòng không – Không quân;

– Học viện Hải quân;

– Học viện Biên phòng;

– Học viện Hậu cần;

– Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tên dân sự: Trường Đại học Trần Quốc Tuấn);

– Trường Sĩ quan Lục quân 2 (tên dân sự: Trường Đại học Nguyễn Huệ);

– Trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự: Trường Đại học Chính trị);

– Trường Sĩ quan Công binh (tên dân sự: Trường Đại học Ngô Quyền);

– Trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự: Trường Đại học Thông tin liên lạc);

– Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích), (tên dân sự: Trường Đại học Trần Đại Nghĩa);

– Trường Sĩ quan Pháo binh;

– Trường Sĩ quan Không quân;

– Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp;

– Trường Sĩ quan Đặc công;

– Trường Sĩ quan Phòng hóa.

2. Phương thức tuyển sinh

– Thực hiện theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 34 Luật Giáo dục đại học và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện khi phương thức tuyển sinh có thay đổi.

3. Đối tượng tuyển sinh

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).

Các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn, gửi hồ sơ sơ tuyển đến các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình. Trường hợp đơn vị có nhiều thí sinh đăng ký sơ tuyển, đơn vị phải lựa chọn số lượng thí sinh đi dự tuyển phù hợp, bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu

– Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.

– Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân

+ Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành: Quan hệ quốc tế về quốc phòng, ngoại ngữ tại Học viện khóa học quân sự;

+ Tuyển không quá 06% trên tổng chỉ tiêu vào đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự;

+ Trường hợp các ngành trên được giao chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ, mỗi ngành được tuyển ít nhất 02 thí sinh.

4. Khu vực tuyển sinh

– Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2:

+ Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra phía Bắc;

+ Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào phía Nam;

+ Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: Tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2;

+ Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại khóan 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.

Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.

– Đối với các trường còn lại: Tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.

– Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm dự tuyển phải đủ 03 năm thường trú liên tục trở lên.

– Ban Tuyển sinh quân sự các cơ quan, đơn vị, địa phương lập danh sách những thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam nhưng không đủ điều kiện được tính điểm chuẩn theo khu vực phía Nam, bàn giao cho các học viện, trường cùng với hồ sơ đăng ký sơ tuyển của thí sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *