Nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

1. Bối cảnh và sự phân hóa giai cấp xã hội trước khi luận cương và cương lĩnh chính trị ra đời:

– Giai cấp đại chủ phong kiến phân hoá thành 3 bộ phận: tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ; một bộ phận thành công cụ tay sai cho thực dân, một bộ phận có lòng yêu nước, có ý thức dân tộc

– Giai cấp nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, chiếm 90% dân số, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá, căm thù sâu sắc thực dân, tay sai, hăng hái tham gia cách mạng…

– Giai cấp tư sản:  trong quá trình phát triển bị Pháp chèn ép phân hoá thành 2 bộ phận: tư sản mại bản quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp; tư sản dân tộc kinh doanh hàng nội hoá, có tinh thần dân tộc, dân chủ…

– Giai cấp cấp tiểu tư sản: cuộc sống bấp bênh, bị khinh miệt, bạc đãi, đa số là những người có học, nhạy cảm với thời cuộc; là lực lượng quan trọng của cách mạng…

– Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng (22 vạn) và chất lượng. Công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng….

2. Nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập. Dựa trên bối cảnh xã hội, có thể thấy rằng điều này:

+ Là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam… không máy móc, giáo điều…

+ Thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, tạo cơ sở hình thành mặt trận dân tộc thống nhất sau này….

3. Nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930:

Luận cương chính trị xác định động lực cách mạng là công nhân, nông dân. Dựa trên bối cảnh xã hội có thể thấy:

+ Đánh giá chưa đúng về khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều kiện với tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Đây là hạn chế của Luận cương (máy móc, giáo điều…) và cũng là điểm khác giữa Luận cương và Cương lĩnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *