Người dân có được tham gia vào quy trình xây dựng Ngân sách nhà nước?

1. Điều gì sẽ xảy ra với Ngân sách nhà nước khi người dân quan tâm và muốn tham gia vào quy trình Ngân sách nhà nước? 

Ngân sách nhà nước là một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, bởi người tạo lập ra chúng lại không được trực tiếp quản lý và sử dụng. Nhà nước có quyền thu thuế, phí, lệ phí để duy trì hoạt động thì Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ thiết lập sự minh bạch trong quá trình sử dụng và quản lý tiền thuế. Tất nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước, có nhiều động cơ để người ta không công bố các thông tin như áp lực về năng lực quản lý hay trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ… Tuy nhiên, một nhà nước muốn phát triển hơn và vì dân chúng chúng hơn sẽ phải là nơi tạo cho công dân của họ những công cụ cần thiết để đảm bảo rằng họ thực sự trở thành một lực lượng đáng được kỳ vọng và có thể gánh vác được những mong đợi lớn lao, kiểu như quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển đất nước.

Cũng để phù hợp với quy định này, ngay từ đầu Luật Ngân sách nhà nước 2002 mặc dù có quy định về công khai và minh bạch ngân sách tại điều 3 và điều 13 nhưng việc công khai này chỉ mang tính hình thức vì điều 12 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật này quy định các tài liệu được công khai chỉ là dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao; quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền duyệt; kết quả kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm toán công bố theo quy định của pháp luật với thời điểm công khai là khi đã được cơ quan nhà nước quyết định xong.

Với những quy định như trên, Nhà nước đã hoàn toàn khống chế được sự tham gia của người dân vào quy trình Ngân sách nhà nước cũng như tạo nên một quy trình ngân sách khép kín. Dân chúng khó lòng có thể bày tỏ chính kiến của mình một cách hợp pháp về Ngân sách nhà nước khi mà mọi thông tin được công khai đã được “định đoạt”.

2. Hiện nay, quyền thảo luận, tham gia ý kiến và can thiệp vào quy trình ngân sách của người dân về cơ bản là không có.

Theo tinh thần của Luật Ngân sách nhà nước, sự tham gia của dân chúng vào quy trình Ngân sách nhà nước chỉ được thông qua một kênh đại diện duy nhất là các đại biểu của họ. Tuy nhiên, ngay cả những đại diện này cũng phải nản lòng mà than vãn rằng “không thấy ở đâu xài tiền ngân sách lãng phí và tùy tiện như nước mình”, cho thấy sự bất lực và yếu đuối của các cử tri trước một thực tế rằng ngân sách nhà nước đã thoát khỏi tầm kiểm soát của Quốc hội, nơi được coi là có quyền quyết định và kiểm soát tối cao về ngân sách nhà nước.

Như vậy, việc thảo luận, tham gia ý kiến và can thiệp vào quy trình ngân sách đối với người dân về cơ bản là không có.

Hiện nay, các nội dung tại khoản 5, điều 5, Pháp lệnh 30 quy định các tài liệu được phép công khai tại điều 15 Luật Ngân Sách Nhà Nước 2015 là thông tin bí mật quốc gia, như vậy đã có sự mâu thuẫn nội dung với nhau. Hiện tại chưa có hướng dẫn thi hành Luật Ngân Sách Nhà Nước năm 2015, vì vậy các quy định về công khai ngân sách, sự giám sát ngân sách của cộng đồng theo quy định tại điều 15 và điều 16 chưa thực sự chi tiết, gây khó khăn khi người dân muốn tiếp cận thông tin hay tham gia vào các hoạt động Ngân Sách Nhà Nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *