Mức phạt nồng độ cồn 2021 với ô tô, xe máy, xe đạp, xe chuyên dùng

Việc lái xe sau khi uống rượu, bia (có nồng độ cồn trong người) rất nguy hiểm cho đối với chính bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác trên đường.

Vì uống rượu, bia sẽ mang lại cảm giác hưng phấn, khi đó tài xế thường có xu hướng đi nhanh hơn và không làm chủ được tốc độ của mình; ngoài ra, nó sẽ làm cho người lái xe mất tập trung, mất tầm nhìn, giảm phản xạ của người lái xe,…

Do đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã bị pháp luật nghiêm cấm theo khoản 6, điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, nếu vi phạm tài xế sẽ bị xử phạt rất nặng.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe ô tô, xe máy, xe đạp, xe chuyên dùng như sau:

1. Mức phạt nồng độ cồn 2021 đối với xe máy

– Thứ nhất, nếu trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 100/2019).

+ Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019).

– Thứ hai, nếu trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 100/2019).

+ Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019)

– Thứ ba, nếu trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019)

+ Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019).

2. Mức phạt nồng độ cồn 2021 đối với ô tô

– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5 NĐ100).

+ Tước bằng lái từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5 NĐ100).

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5 NĐ100)

+ TTước bằng lái từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5 NĐ100).

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5 NĐ100).

+ Tước bằng lái từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5 NĐ100).

3. Mức phạt nồng độ cồn 2021 đối với xe đạp

– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng theo Điểm q Khoản 1 Điều 8 NĐ100.

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng theo Điểm e Khoản 3 Điều 8 NĐ100.

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng theo Điểm c Khoản 4 Điều 8 NĐ100.

4. Mức phạt nồng độ cồn 2021 đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7 NĐ100)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7 NĐ100)

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị: 

+ Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7 NĐ100)

– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị:

+ Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7 NĐ100)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7 NĐ100)

Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên. Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *