Mọi hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, thì hành vi vi phạm tội được hiểu là hành vi vi phạm trái pháp luật hình sự, trái với quy tắc xử sự chung được điều chỉnh bởi BLHS năm 2015 gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể.

Hành vi phạm tội có thể là cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS năm 2015.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà cá nhân, pháp nhân phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý, cụ thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015.

Về nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm được quy định trong BLHS tương ứng với hành vi mà mình đã thực hiện.

Trường hợp 2: Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 4: Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS.

Trường hợp 5: Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại BLHS, gồm:

– Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

– Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

– Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

– Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là theo quan điểm của mình về việc mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? Nếu bạn nào có ý kiến khác để lại bình luận để mình cùng thảo luận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *