Luật CBCC quy định như thế nào về các quyền của CBCC? Hãy phân tích một trong các quyền đó?

Bên cạnh các nghĩa vụ, CB CC có các quyền được nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Đây là một khái niệm để chỉ những ưu tiên, đãi ngộ, những cơ hội do XH và NN mang lại và CB, CC được thụ hưởng do việc thực thi nhiệm vụ của họ. Những quyền này nhằm bảo đảm đời sống cho CB, CC, tái sản xuất sức lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mở ra cơ hội thăng tiến để tiếp tục phục vụ tốt hơn cho NN, XH và ND….

Quyền của CB, CC gắn với nhiệm vụ được giao và là phương tiện, điều kiện để họ thực hiện nhiệm vụ. Tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ xuất phát từ nguyên tắc chung của chế định công nhân, theo đó công dân có các quyền và nghĩa vụ Hiến Pháp và Luật quy định.

Đối với CB, CC, tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ không chỉ được thể hiện ở chỗ quyền phải tương xứng với nghĩa vụ mà quyền đồng thời là nghĩa vụ và ngược lại. Nếu đối với công dân nói chung, quyền pháp lý không bắt buộc công dân phải thực hiện. Ví dụ, công dân có quyền tự do kinh doanh, nếu công dân không thực hiện quyền này thì cũng không bị coi là vi phạm PL.

Riêng với CB, CC, trong những trường hợp nào đó do luật quy định có quyền làm một việc nào đó thì không có nghĩa rằng họ muốn làm hay không đều được mà học có nghĩa vụ phải làm ví dụ quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Nói cách khác quyền của cán bộ, công chức đồng thời là nghĩa vụ của họ. Đối với nhiều trường hợp cụ thể, cán bộ, công chức có thể tự do xét đoán và lựa chọn phương án hành vi cụ thể nhưng phải lựa chọn cách nào nhằm thực hiện tốt nhất chức trách được giao phó. Mặt khác quyền của cán bộ, công chức thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với cán bộ, công chức.

Theo Điều 11, 12, 13, 14 Luật CBCC, quyền của CBCC được quy định như sau:

Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

2. Được đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luạt.

3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.

1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 14: Các quyền khác của cán bộ, công chức Cán bộ, công chức được đảm bải quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội;bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luât; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ. Chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *