Lịch và sự phân chia các mùa trong năm

1. Lch

– Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo hết 365 ngày 5h 48 phút, 46 giây

– Làm lịch lấy chẵn 365 ngày – năm dương lịch được sử dụng từ thời cổ ở Ai cập theo đó 4 năm sai 1 ngày. Năm 45, Julê Xêda chấp chính ở la Mã cho sửa lịch bằng cách cho 1 năm nhuận có 366 ngày – Lịch Ju ly. Năm nhuận là năm con số của năm chia hết cho 4. Như vậy Lịch July vẫn sai 11 phút 4 giây – sau 384 năm sẽ chậm 3 ngày.

– Năm 1582 tức là 1257 năm sau hội nghị Nixia ( 325 ) lịch July sai gần 10 ngày – nên giáo hoàng Gơregoa sửa lịch bằng cách lấy nhanh lên 10 ngày : đổi 5/10 thành 15/10 . Cứ 100 lần nhuận trong 100 năm lại bỏ đi 3 lần. Năm bỏ là năm đầu thế kỷ mà con số hàng trăm không chia hết cho 4 cách tính này gọi là lịch Gơrêgoa và dùng đến ngày nay.

– Nước nga trước cách mạng tháng 10 vẫn theo lịch Xêra không sửa nên sai 13 ngày . Lúc cách mạng nổ ra vào 25/10 thì lịch Gơrêgoa đã là 7/11.

– Một số nước Châu Âu có thói quen sử dụng âm lịch được tính toán trên cơ sở phối hợp chu kỳ chuyển động của cả Mặt Trăng và Trái Đất .

+ Mỗi năm có 12 tháng , năm nhuận có 13 tháng .

+ Mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày phù hợp với tuần trăng.

+  Các mùa được tính toán sớm hơn các mùa trong dương lịch 45 ngày .

+ Các tiết xuân phân , thu phân , hạ chí , đông chí là những tiết chỉ vị trí giữa các mùa xuân hạ thu đông ở dương lịch . Âm lịch 19 năm có 7 năm nhuận và có sự trùng khớp kỳ lạ giữa âm dương lich và dương lịch

Loại lịchDương lịchÂm lịch
số ngày trong 19 năm  365,2422x 19 năm =   6939,6 ngày19 năm x 12 tháng + 7 tháng =235 tháng 29,53 ngày / tháng x 235 tháng = 6939,55 ngày 

2. Sự phân chia các mùa trong năm:

Nước ôn đới sự phân hóa ra 4 mùa khí hậu rõ rệt nên theo dương lịch, thời gian các mùa ở Bắc bán cầu được phân chia như sau:

– Mùa xuân: 21/3 – 22/6

  + Mặt trời di chuyển từ Xích đạo (XĐ) – Chí tuyến Bắc (CTB) nên lượng nhiệt tăng dần, ngày dài ra

  + Mặt đất mới vừa tỏa nhiệt khi mặt trời ở nửa cầu nam (NCN), nay tích nhiệt chưa nhiều nên nhiệt độ chưa cao

– Mùa hạ: 22/6 –23/9:

  + MT di chuyển từ CTB về XĐ

  + Mặt đất đã tích lũy được nhiều nhiệt trong mùa xuân mà còn nhận thêm được 1 lượng bức xạ lớn nên nhiệt độ tăng cao

– Mùa thu: 23/9 – 22/12

+ MT di chuyển từ XĐ – Chí tuyến nam (CTN)

+ Mặt đất bắt bắt đầu tỏa nhiệt nhưng nhiệt dự trữ từ mùa trước vẫn còn nhiều nên nhiệt độ chưa thấp lắm .

– Mùa đông: 22/12– 21/3:

 + MT di chuyển từ CTN – XĐ

 + Mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ, lượng bức xạ tuy có tăng nhưng ít nên rất lạnh

* Việt Nam các mùa được tính sớm hơn các mùa dương lịch 45 ngày

– Mùa xuân: lập xuân (5/2) – lập hạ (6/5)

– Mùa hạ: Lập hạ – Lập thu (8/8)

– Mùa thu: lập thu – lập đông (8/11)

– Mùa đông: lập đông – lập xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *