Kinh nghiệm xương máu khi làm bài tập chia thừa kế

Học luật thì không thể nào tránh được các bài tập chia thừa kế được (vì đây là một chế định cực kỳ quan trọng trong BLDS năm 2015 và cũng đồng thời nằm trong chương trình học).

Tuy nhiên, việc giải quyết các bài tập này không hề đơn giản, nó đòi hỏi các bạn sinh viên luật không những phải nắm được, hiểu được quy định của luật, mà còn phải giải được các mẹo nhỏ, mẹo to mà giảng viên đã rất “cố gắng” gài, cắm trong đề bài. Chỉ một chút sơ hở là các bạn sinh viên có thể làm sai ngay ở bước đầu tiên khi giải bài.

Sau đây là một số kinh nghiệm xương máu khi làm bài tập chia thừa kế mà các bạn cần phải chú ý.

1. Nếu đề bài có dữ liệu người chết để lại di chúc thì cần phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? Nếu thấy di chúc không hợp pháp mà các bạn tiến hành chia thừa kế theo di chúc là sai ngay từ đầu luôn – đề bài không bao giờ đơn giản vậy đâu.

2. Nếu đề bài cho di chúc hợp pháp thì 100% cần phải xác định xem có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc hay không (Điều 644 BLDS năm 2015)? Nếu thấy có người thuộc trường hợp này nhưng không được cho hưởng di sản thì phải chia cho họ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Còn nếu đề bài cho di chúc hợp pháp, có cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc hưởng di sản nhưng ít hơn 2/3 thì vẫn phải chia cho họ đủ 2/3.

Ví dụ: 1 suất thừa kế theo pháp luật là 750 triệu/suất, thì họ phải được hưởng 500 triệu.

3. Nếu người để lại thừa kế và người thừa kế chết cùng một lúc thì cần phải chú ý đến Điều 652 về thừa kế thế vị – Quy định này chắc chắn bạn sẽ được gặp ít nhất một lần khi làm các bài tập chia thừa kế đó nhé.

4. Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì phải xác định được những người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba, để chia cho đúng theo Điều 651 BLDS năm 2015.

5. Người chết thường sẽ có những đứa con ngoài giá thú, con nuôi,… để làm phức tạp hóa vấn đề. Nhưng hãy nhớ kỹ các điều trên để không bị các dữ liệu này làm rối dẫn đến làm sai bài tập.

Trên đây là kinh nghiệm chủ quan của người viết, nếu bạn còn có các ý kiến nào khác hãy chia sẻ ở bên dưới để mọi người cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *