Khi nào được bật đèn pha (đèn chiếu xa) khi tham gia giao thông?

Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần (hay còn gọi là đèn cốt) và đèn chiếu xa (hay còn gọi là đèn pha),…

Việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, bảo đảm an toàn chung của người tham gia giao thông. Trong một số tình huống đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, do đó lưu ý không được bật đèn pha tùy tiện.

Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Theo đó, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô: Phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều.

– Đối với người điều khiển xe máy: Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều; hoặc sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; hoặc sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *