Khái niệm hiến pháp và phân loại hiến pháp

  1. Khái niệm Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

2. Phân loại Hiến pháp:

– Phân loại theo hình thức thể hiện:

+ Hiến pháp thành văn: được lập thành 1 văn bản riêng và được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý tối cao.

+ Hiến pháp bất thành văn: tập hợp các quy phạm, tập quán và tư tưởng phản ánh những giá trị cốt lõi của 1 quốc gia, được thể hiện trong 1 số đạo luật, văn bản chính trị, pháp lý và thậm chí cả án lệ. Các quy phạm, tập quán vừ tư tưởng này được coi như là các quy tắc mang tính hiến pháp, có hiệu lực tối cao, cho dù chúng không cấu thành 1 văn bản riêng và không được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước.

– Phân loại theo thủ tục sửa đổi:

+ Hiến pháp cứng: việc sửa đổi phải tuân theo 1 quy trình đặc biệt, ít nhất phải được 2/3 số đại biểu tán thành hoặc thông qua trưng cầu dân ý hoặc ¾ cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn như Hoa Kỳ.

+ Hiến pháp mềm: có thủ tục sửa đổi đơn giản như 1 đạo luật thông thường, chỉ cần trên 50% số đại biểu tán thành thì Hiến pháp được sửa đổi.

– Phân loại theo thời gian:

+ Hiến pháp cổ điển: là các bản Hiến pháp ban hành vào thế kỉ 18 và 19, quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân.

+ Hiến pháp hiện đại: là các bản Hiến pháp ban hành sau thế kỉ 19, phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp cổ điển, không những về bộ máy nhà nước mà còn về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *